Theo quy định hiện nay, giấy phép xả thải được thay thế bởi hồ sơ môi trường nào? Quy trình và thủ tục thực hiện ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết qua nội dung bên dưới.

1. Giấy phép xả thải được thay thế bởi hồ sơ nào?
Xin giấy phép xả thải vào nguồn nước giúp cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đánh giá, dự báo những ảnh hưởng do xả thải gây ra cho nguồn tiếp nhận. Từ đó đề xuất giải pháp thích hợp như công nghệ, phương án quản lý nhằm đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật. Nhờ vậy mà giảm được sức ép đối với khả năng chịu tải môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 hiện nay, giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho giấy phép xả thải. Cụ thể tại điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường quy định như sau:

2. Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ xin giấy phép môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các hồ sơ có liên quan khác như sau:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất/QĐ giao đất.
- Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Bản photo (cuốn) hoặc file toàn bộ nội dung liên quan đến báo cáo đtm/Kế hoạch BVMT đã được phê duyệt.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả quan trắc môi trường gần nhất.
- Giấy phép khai thác và sử dụng nước (nếu có).
- Giấy phép, văn bản cho phép đấu nối (trường hợp thải vào hệ thống thoát nước thành phố).
- Sổ theo dõi lưu lượng nước thải 3 tháng gần nhất.
- Hóa đơn tiền nước 3 tháng gần nhất.
- Sổ theo dõi lưu lượng nước khai thác 3 tháng gần nhất (nếu có).
- Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải và quy trình vận hành.
- Bản vẽ mặt bằng (có thể hiện vị trí hệ thống xlnt).
- Bản vẽ hoàn công HTXLNT (bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chi tiết các bể).
- Bản vẽ vị trí xả thải.
- Bản vẽ sơ đồ thu gom, thoát nước thải và nước mưa, đường kính ống thoát nước.
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý thoát nước thải và nước mưa, đường kính ống thoát nước.
- Trong hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải còn có danh sách thiết bị chính trong HTXLNT.
- Hóa đơn đóng phí bảo vệ môi trường.

Các lưu ý khi thực hiện giấy phép môi trường
Khi thực hiện giấy phép môi trường, chủ đầu tư dự án cần lưu ý một số thông tin như:
Đảm bảo công trình bảo vệ môi trường đồng bộ với dự án
- Hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và công suất xử lý phù hợp với quy mô hoạt động của dự án.
- Có giải pháp quản lý chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, đặc biệt đối với các ngành nghề có tác động lớn đến môi trường.
Lưu ý thời hạn và trách nhiệm sau khi được cấp phép
GPMT có thời hạn 7 năm, 10 năm hoặc 15 năm tùy theo từng quy mô và loại hình dự án.
Chủ dự án có trách nhiệm:
- Vận hành hệ thống xử lý đúng như trong hồ sơ GPMT.
- Quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo kết quả về cơ quan chức năng.
- Xin điều chỉnh hoặc cấp lại GPMT nếu có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ…
Trên đây là một số thông tin về giấy phép xả thải theo quy định mới. Nếu những thông tin trong bài viết vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của Anh/Chị, Anh/Chị có thể liên hệ trực tiếp công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn thông tin đầy đủ hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!