Nghiệm thu công trình xử lý nước thải là giai đoạn cuối cùng trước khi hệ thống đi vào hoạt động chính thức. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để kiểm tra lỗi và đánh giá hiệu quả của hệ thống, đồng thời hoàn công công trình để có hồ sơ thực hiện các giấy tờ khác liên quan đến môi trường. Vậy, nghiệm thu và hoàn công công trình xử lý nước thải có những yêu cầu gì? các bước thực hiện ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây.
1. Đối tượng cần làm hồ sơ nghiệm thu công trình xử lý nước thải
Sau khi doanh nghiệp hoàn thành hệ thống xử lý nước thải: bao gồm việc hoàn thành quy trình, lắp đặt đầy đủ thiết bị – máy móc, công nghệ liên quan. Thì phát sinh một vấn đề quan trọng đó là hệ thống xử lý nước thải này chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nghiệm thu cũng như hệ thống chưa được kiểm tra và tiến hành giám định rõ ràng.
Các đối tượng phải làm hồ sơ nghiệm thu công trình xử lý nước thải có thể kể đến như sau:
Các đơn vị, doanh nghiệp hay cơ sở thuộc các ngành nghề sản xuất có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường;
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu chế xuất, xí nghiệp, nhà máy có phát sinh nước thải có thể gây ô nhiễm môi trường khi xả thải.
Khu đô thị, khu dân cư, chung cư tập trung nhiều dân cư phát sinh nước thải sinh hoạt ra môi trường;
Các khu du lịch, khu resort, khu khu sinh thái, các nhà hàng, khách sạn,… có những hoạt động ảnh hưởng đến môi trường;
Trung tâm thương mại, dịch vụ, các trường học, bệnh viện.
2. Hình thức nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải
Có một số hình thức nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải căn cứ theo hồ sơ đăng ký ban đầu như sau:
✅ Hình thức 1: Với công ty có quy mô đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Thì sẽ tiến hành lập hồ sơ nghiệm thu nộp trực tiếp lên Phòng tài nguyên nơi đang lưu trú hoặc quận huyện.
✅ Hình thức 2: Đối với công ty có quy mô đăng ký hồ sơ ban đầu là Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, hoặc quy mô công ty thuộc cấp sở Tài nguyên quản lý thì tiến hành lập hồ sơ nghiệm thu, sau đó nộp lên Sở tài nguyên nơi đang lưu trú.
✅ Hình thức 3: Đối với công ty có quy mô đăng ký hồ sơ ban đầu tại là trường hợp 1 và 2 nhưng do ban quản lý các khu công nghiệp cấp, thì lập hồ sơ nghiệm thu nộp lên Ban quản lý các khu công nghiệp tại nơi lưu trú.
✅ Hình thức 4: Đối với công ty có quy mô đăng ký hồ sơ ban đầu là ĐMC, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc cấp bộ, ĐTM chi tiết thuộc cấp bộ hoặc quy mô công ty do Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý thì lập hồ sơ nộp lên Bộ thẩm định.
🥇 Như vậy có thể tóm gọn lại: nếu quy mô công ty của mình thuộc Cấp nào quản lý thì lập hồ sơ nghiệm thu xử lý nước thải lên cấp đó.
3. Quy trình nghiệm thu công trình xử lý nước thải
Dưới đây là quy trình nghiệm thu công trình xử lý nước thải, bao gồm giai đoạn: chuẩn bị hồ sơ, và thực hiện nghiệm thu sau khi hệ thống chạy thực tế.
3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ cần chuẩn bị khi nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải bao gồm:
- Công văn xin nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải theo mẫu sẵn có;
- Bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: hồ sơ về lưu lượng nước thải, quy trình công nghệ, thiết bị,…; hồ sơ về bản vẽ hoàn công; hồ sơ về mặt bằng thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải;
- Phân tích kết quả về chất lượng nước trước và sau xử lý;
- Hồ sơ môi trường liên quan;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy sở hữu quyền sử dụng đất, chứng nhận đầu tư.
3.2. Quy trình nghiệm thu hệ thống công trình xử lý nước thải
Nộp hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải tại:
- Sở tài nguyên môi trường thuộc khu vực trực thuộc.
- Ban quản lý khu công nghiệp thuộc khu vực.
- Phòng tài nguyên môi trường trực thuộc khu vực của bạn.
Các bước thực hiện hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải:
- Khảo sát tổng quan khu vực sản xuất của chủ dự án;
- Xác định và tìm ra thành phần gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường như nước thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp, tiếng ồn,….
- Tiến hành khảo sát thực tế hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước và đem đi xét nghiệm và phân tích kết quả;
- Với công trình đạt chuẩn, doanh nghiệp tiến hành thành lập hồ sơ nghiệm thu. Với công trình chưa đạt chuẩn, doanh nghiệp đề xuất phương án nâng cấp, cải tạo dự án theo quy định của pháp luật.
- Tiếp theo, doanh nghiệp sau khi thực hiện các bước trên tiến hành tạo lập hồ sơ, bản vẽ công trình;
- Cuối cùng, dựa trên tài liệu sẵn có mở hội đồng thẩm định.
- Thời gian thẩm định hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải dao động từ 15 – 25 ngày.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật khi nghiệm thu công trình xử lý nước thải để tránh những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.
4. Các câu hỏi về nghiệm thu công trình xử lý nước thải.
Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về nghiệm thu công trình xử lý nước thải
4.1. Có cần thiết thực hiện nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải?
Việc thực hiện nghiệm thu hệ thống xử lý xả thải là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. Công việc này thường được thực hiện sau khi hệ thống hoàn thành và được nhà nước tiến hành kiểm duyệt.
Đối với từng quy mô, cấp độ của dự án, hồ sơ nghiệm thu được lập và trình đến từng cơ quan khác nhau.
4.2. Ý nghĩa của việc nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải là gì?
Ngoài việc đáp ứng thủ tục về mặt pháp lý, thực hiện đầy đủ hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải giúp đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng chất lượng xả thải. Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện đúng quy định, nhiều công ty do tiết kiệm chi phí, cắt giảm quy trình, xả thải nước thải ô nhiễm ra môi trường. Khi đó, chúng tác động nghiêm trọng đến con người và hệ sinh vật khu vực.
4.3. Hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải gồm những gì?
Bộ hồ sơ nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải bao gồm:
- Công văn xin nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải theo mẫu có sẵn.
- Thuyết minh quy trình công nghệ, thiết bị đi kèm, lưu lượng xả thải,…
- Bản vẽ hoàn công.
- Bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa, thu gom nước thải.
- Các hồ sơ môi trường khác liên quan.
- Kết quả phân tích chất lượng nước trước và sau xử lý.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh, đầu tư, chứng thực quyền sử dụng đất…
4.4. Cơ quan xử lý hồ sơ là ai?
- Sở tài nguyên và môi trường.
- Ban quản lý các KCN.
- Phòng tài nguyên và môi trường.
5. Dịch vụ làm hồ sơ nghiệm thu công trình xử lý nước thải
Quý doanh nghiệp đang tìm đơn vị thực hiện hồ sơ nghiệm thu công trình xử lý nước thải có thế liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT
– Trụ sở Chính: Liên kế 26, Khu C4, Chung cư Khang Gia, P.14, Q. Gò Vấp, TP. HCM.
– Chi Nhánh Bình Định: Đường Nguyễn Quý Đức, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn.
– Chi Nhánh Cà Mau: Số 08 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 5, Tp. Cà Mau.
– Email: congthongtin@moitruonghopnhat.com
– Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!