Tình trạng ô nhiễm do các nhà máy sản xuất gỗ có chiều hướng gia tăng và xấu đi. Tuy nhiên điểm chung của các xưởng gỗ thường nằm xen lẫn trong các khu dân cư khiến tình trạng ô nhiễm dần trở nên phức tạp hơn. Với thực trạng trên, các cơ sở chế biến gỗ cần nắm rõ lập các loại hồ sơ môi trường nhà máy sản xuất gỗ để xây dựng hướng phát triển bền vững vừa tập trung giải quyết triệt để các vấn đề môi trường xảy ra.
1. Phân loại quy mô nhà máy sản xuất gỗ theo Luật đầu tư công 2019
- Nhóm A: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
- Nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng;
- Nhóm C: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
2. Căn cứ xác định hồ sơ môi trường nhà máy sản xuất gỗ
Các dự án sản xuất, chế biến gỗ không nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
Tuy nhiên theo các Phụ lục III, IV, V của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nhà máy sản xuất gỗ sẽ thuộc các nhóm I, II, II tùy vào quy mô, công suất. Cụ thể như sau:
- Theo mục 5, Phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án nhóm A có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường được phân loại vào nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (theo quy định tại Khoản 3, Điều 28, Luật BVMT 2020).
- Theo quy định tại mục 2, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm A, nhóm B có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được phân loại vào nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật BVMT 2020.
- Theo quy định tại mục 2, phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm C theo Luật đầu tư công, không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, khí thải phải được xử lý thì được phân loại vào nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 điều 28 Luật BVMT 2020.
2.1. Giấy phép môi trường
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39, Luật BVMT 2020, các dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải đi vào vận hành chính thức phải có Giấy phép môi trường.
Giấy phép môi trường (GPMT) cũng có nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp phép như: UBND cấp Huyện, UBND cấp Tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tùy vào nhà máy sản xuất gỗ thuộc dự án nhóm mấy.
Bộ TN&MT cấp phép đối với các trường hợp sau:
- Dự án sản xuất, chế biến gỗ thuộc nhóm I;
- Dự án sản xuất, chế biến gỗ nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
UBND cấp Tỉnh cấp GPMT đối với các trường hợp sau:
- Dự án sản xuất, chế biến gỗ thuộc nhóm II
- Dự án sản xuất, chế biến gỗ thuộc nhóm III nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp Huyện trở lên.
UBND cấp Huyện cấp GPMT đối với dự án sản xuất, chế biến gỗ thuộc nhóm III.
2.2. Lập hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
Theo Điều 46, Luật BVMT 2020: ” Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường”.
Theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trừ một số trường hợp, còn lại tất cả các dự án sau khi được cấp giấy phép môi trường đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
2.3. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Tất cả cơ sở có phát sinh chất thải vào môi trường bắt buộc phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và nộp hồ sơ đến Sở TNMT, Phòng TNMT hay Ban quản lý KCN, KCX, KKT.
- Theo quy định mới thì thời gian nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường là trước ngày 15/01 của năm tiếp theo.
>> Xem video chi tiết về báo cáo công tác bảo vệ môi trường
2. Vì sao công ty gỗ phải lập hồ sơ môi trường?
Khi xu hướng hiện đại hóa – đô thị hóa không ngừng vận động và phát triển thì nhu cầu sống đầy đủ, tiện nghi của con người ngày càng cao. Khi con người không muốn ăn no, mặc ấm nữa mà lại muốn ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà sang. Khi nhu cầu sống không còn quá đơn giản thì họ lại muốn bắt kịp với các xu hướng hiện đại mang đậm dấu ấn châu Âu pha lẫn các giá trị văn hóa truyền thống.
Chính vì thế, một trong những dịch vụ quan trọng và không thể thiếu đối với con người thời hiện đại đó chính là nội thất gỗ. Với điều kiện phát triển không ngừng này, hàng loạt nhà máy gỗ, thương hiệu với sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về sản phẩm góp phần xây dựng nên đời sống văn hóa tinh thần đa sắc mà.
Thế nhưng việc phát triển ồ ạt không có quy hoạch cụ thể là nguyên nhân khiến nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải, khí thải và bụi gỗ tác động rất lớn đến môi trường xung quanh, chưa kể sức khỏe của con người.
Do vậy theo quy định của nhà nước, các nhà máy chế biến gỗ bắt buộc phải lập các loại hồ sơ môi trường cần thiết.
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu lập hồ sơ môi trường nhà máy chế biến gỗ hoặc cần lập các loại HSMT khác thì liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!