Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Hồ sơ môi trường dự án giao thông đường thủy

Giao thông đường thủy nội địa ở nước ta góp một phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Để bảo vệ môi trường ngành này cần làm gì? Tuy nhiên với những lợi ích kinh tế trước mắt, hoạt động đường thủy tác động tiêu cực đến môi trường. Qua kiểm tra, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa lập hồ sơ môi trường cần thiết. Vậy hồ sơ môi trường cần thiết cho giao thông đường thủy gồm những gì?

Hồ sơ môi trường dự án giao thông đường thủy
Hồ sơ môi trường dự án giao thông đường thủy

1. Tỷ lệ bến cảng chưa có hồ sơ môi trường khá cao

Đường thủy nội địa ở Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ công tác BVMT tại nhiều bến cảng. Gần 50% doanh nghiệp vẫn chưa có hồ sơ bảo vệ môi trường (BVMT) theo quy định của nhà nước. Nhiều đơn vị mặc dù đã có biện pháp nhưng chương trình quản lý, kiểm soát còn yếu kém.

Bên cạnh đó, nhiều bến cảng được cấp phép hoạt động nhưng vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp hoạt động trái phép. Trong khi đó, cơ quan quản lý lại thiếu nhân lực có chuyên môn và kinh phí phục vụ trong công tác quản lý môi trường. Nguyên nhân là do nhiều khu vực thiếu thiết bị kỹ thuật, không có đủ nguồn kinh phí vận hành. Nhiều chủ bến, cảng nhận thức còn hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng hoạt động đáp ứng yêu cầu.

Trong nhiều đợt kiểm tra đột xuất, nhiều khu vực bến cảng tiếp nhận đóng, sửa chữa hàng nghìn tàu nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Mặc dù có thực hiện quan trắc định kỳ nhưng vẫn chưa cung cấp đầy đủ báo cáo. Nhiều trường hợp dự án đã đi vào vận hành nhưng vẫn chưa có báo cáo đtm dự án đường giao thông.

Quan trọng, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến việc thu gom, lưu giữ chất thải thông thường và chất thải nguy hại theo quy định. Nhiều bến cảng thường xuyên để xảy ra tình trạng ô nhiễm. Tình trạng nước thải chảy tràn, bến cảng xuống cấp nghiêm trọng, chất thải chảy tràn xuống sông. Đây đều là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh.

2. Quy định về BVMT giao thông đường thủy nội địa?

Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, trong đó có quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa. Cụ thể:

Điều 49, Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường đối với phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện nước ngoài về hoạt động trên đường thủy nội địa:

  • Tàu biển phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.
  • Phương tiện phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiêm do phương tiện thủy nội địa.

Quản lý chất thải thông thường:

  • Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa và các tuyến vận tải ven biển phải che chắn, không để rơi hàng hóa, phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường;
  • Chất thải, chất gây ô nhiễm của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải được thu gom, lưu giữa lại phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trên đường thủy nội địa và các tuyến vận tải ven biển phải che chắn, không để rơi hàng hóa, phân tán bụi gây ô nhiễm môi trường.
  • Chất thải, chất gây ô nhiễm của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải được thu gom, lưu giữ tại phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài để chuyển lên hệ thống thiết bị tiếp nhận tại cảng, bến thủy nội địa hoặc chuyển cho tổ chức có chức năng xử lý theo quy định;
  • Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài phải trang bị thiết bị xử lý nước thải hoặc các két chứa trước khi chuyển lên bờ để xử lý;
  • Thông tin về việc đổ rác thải phải được lưu và sổ ghi chép rác trên tàu, phương tiện;
  • Trường hợp phương tiện chở hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm thì phải có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm tương ứng với hàng hóa gây ô nhiễm đó.

……

Quy định về bảo vệ môi trường giao thông đường thủy
Quy định về bảo vệ môi trường giao thông đường thủy

Điều 47, Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về BVMT trong khai thác cảng biển, bến thủy nội địa như sau:

Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm:

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định đối với cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu.

– Bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường cảng, bến.

– Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý theo yêu cầu trong hồ sơ được duyệt; lưu giữ số liệu quan trắc để phục vụ kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

– Thu gom, phân loại, lưu giữ các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến để xử lý hoặc thuê tổ chức có chức năng xử lý chất thải để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định.

– Bố trí phương tiện, dụng cụ, thiết bị tại cảng, bến để tiếp nhận chất thải rắn thông thường từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ; niêm yết, cung cấp danh sách tổ chức có chức năng xử lý chất thải nguy hại để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ.

– Giảm thiểu bụi và hạn chế tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

– Bố trí cách ly và bảo đảm khoảng cách an toàn trong tiếp nhận, lưu kho hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa dễ cháy nổ theo quy định.

2.1. Dự án giao thông đường thủy cần lập hồ sơ môi trường nào?

Để giữ gìn và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thủy phải:

  • Tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận.
  • Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
  • Thu gom, xử lý chất thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  • Quản lý, giám sát và báo cáo đến cơ qua nhà nước về công tác BVMT trong quá trình thi công xây dựng dự án.
  • Chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu.
  • Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại các bến, cảng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường định kỳ nước thải.
  • Chủ tàu biển che chắn khi vận chuyển để không làm rơi hàng hóa, phát tán bụi gây ô nhiễm.
  • Rác thải, chất thải phải được thu gom, lưu trữ và chuyển đến thiết bị chuyên dụng xử lý.
  • Phương tiện đường thủy phải bố trí thiết bị xử lý nước thải chất lỏng, hóa chất độc hại. Ngoài ra không làm phát sinh khí thải, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

2.2. Một số yêu cầu khác của luật bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, hoạt động đóng mới, sửa chữa, phục hồi và phá dỡ phương tiện, tàu biển phải đảm bảo không tác động xấu đến chất lượng môi trường xung quanh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các loại HSMT quan trọng như ĐTM, lập kế hoạch bảo vệ môi trường tuân thủ các quy định pháp luật BVMT.

Các nhà thầu tư vấn, giám sát phải tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường với thông tin, số liệu để hoàn thiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Lập các loại HSMT là thế mạnh của Hợp Nhất, chúng tôi chuyên lập hồ sơ đăng ký môi trường, lập đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, báo cáo công tác BVMT. Nếu Quý khách có bất kỳ nhu cầu hoặc thắc mắc nào về các loại hồ sơ môi trường, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bộ phận Marketing & Truyền thông: Tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!