Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Hồ sơ cấp phép khai thác nước mặt

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động nhưng có nhu cầu sử dụng nước mặt phải tiến hành lập hồ sơ cấp phép khai thác nước mặt nộp lên cơ quan Nhà nước xem xét và xác nhận. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp vì nếu không thực hiện quá trình khai thác, sử dụng nước mặt tác động rất lớn đến môi trường, gây ô nhiễm, cạn kiệt và suy thoái nguồn nước.

Vậy hồ sơ đăng ký bao gồm những gì và quy trình thủ tục hồ sơ xin cấp phép khai thác nước mặt thực hiện như thế nào? Để làm rõ những yêu cầu này, hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Căn cứ để lập hồ sơ khai thác nước mặt

  • Luật Tài nguyên nước nước 2012.
  • Nghị định 201 ban hành năm 2013 của Chính phủ quy định về một số điều luật tài nguyên nước.
  • Thông tư 27 của Bộ TNMT ban hành năm 2014 quy định về mẫu hồ sơ cấp gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Lập hồ sơ khai thác nước mặt

  • Cá nhân, tổ chức nộp đơn đề nghị cấp phép khai thác nước mặt (mẫu 05 phần I của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT).
  • Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt phải lập đề án khai thác sử dụng theo mẫu 29 phần IV của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT).
  • Đối với dự án đã có công trình phải lập báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành (mẫu 30 phần IV của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT).
  • Tại thời điểm nộp hồ sơ, cá nhân, tổ chức phải có kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 3 tháng.
  • Xác định vị trí công trình khai thác.

Những yêu cầu khác về thủ tục hành chính

  • Các tài liệu đối với việc thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, khí tượng, chất lượng nước để lập đề án của hồ sơ đề nghị cấp phép phải được cơ quan có chức năng trong lĩnh vực cho phép.
  • Các đề án phải được xây dựng tuân theo quy chuẩn, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thủ tục hồ sơ cấp phép khai thác nước mặt

Bước 1: Chủ giấy phép nộp hồ sơ khai thác nước mặt đến Sở TNMT.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra hồ sơ:

  • Sở TNMT thông báo đến cá nhân, tổ chức bổ sung hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ.
  • Sở TNMT trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do nếu hồ sơ sau khi bổ sung vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Bước 3: Thẩm định đề án, báo cáo, tiền cấp quyền khai thác nước mặt và cấp phép khai thác.

  • Sở TNMT trình UBND cấp tỉnh phê duyệt nếu dự án đủ điều kiện cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không cấp phép, không phê duyệt tiền cấp quyền khai thác.
  • Sở TNMT thông báo đến cá nhân, tổ chức nội dung cần bổ sung hoàn thiện nếu đề án, báo cáo, bản kê khai cần chỉnh sửa. Thời gian thẩm định đề án, bổ sung hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc.
  • Sở TNMT gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức nêu rõ nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu làm lại và trả lại hồ sơ.
  • Sở TNMT có trách nhiệm trình quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác nước mặt khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 4: Sở TNMT thông báo đến cá nhân, tổ chức nhận giấy phép đã được phê duyệt và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Cơ quan quản lý hồ sơ

  • Cục quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ TNMT tiếp nhận và quản lý hồ sơ do Bộ TNMT chịu trách nhiệm cấp.
  • Sở TNMT tiếp nhận và quản lý hồ sơ do UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp.

Nếu doanh nghiệp của bạn cần tìm đơn vị tư vấn làm thủ tục hồ sơ đăng ký để cấp quyền khai thác nước mặt chính xác, đầy đủ thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn tốt nhất.

Xem thêm bài viết về giấy phép khai thác nước ngầm!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!