Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại và những điều cần biết

Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại như dễ gây cháy, nổ, dễ ăn mòn gây ngộ độc, phóng xạ, lây nhiễm hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến sức khỏe cong người và môi trường. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các chủ cơ sở xử lý chất thải nguy hại, có thể bao gồm các hoạt động như vận chuyển, lưu giữ, sơ chế.

giấy phép xử lý chất thải và những điều cần biết

1. Cơ quan có thẩm quyền nào cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại?

Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép xử lý CTNH là gì?

– Có bản báo cáo ĐTM được Bộ TNMT phê duyệt.

– Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

– Hệ thống, thiết bị xử lý, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực trung chuyển hoặc lưu giữ tạm thời, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu về quy trình quản lý và kỹ thuật;

– Có các công trình BVMT tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng quy trình quản lý và yêu cầu kỹ thuật.

– Có quy trình vận các phương tiện, thiết bị thu gom, hệ thống, vận chuyển và xử lý an toàn chất thải nguy hại.

– Có phương án BVMT kèm theo các nội dung về kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và BVMT; kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố, kế hoạch tập huấn định kỳ, kế hoạch đào tạo, chương trình QTMT, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.

– Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động xử lý chất thải nguy hại.

Khi các chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng đầy đủ các quy định trên thì mới có thể tiến hành xin cấp giấy phép.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại gồm có gì?

Theo Điều 16, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, hồ sơ xin cấp giấy phép XLCTNH gồm có:

– Đơn đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT;

– 01 bản sao báo cáo ĐTM được Bộ TNMT phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các giấy tờ, hồ sơ thay thế;

– 01 bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trở lên duyệt.

– Giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có);

– Các mô tả, hồ sơ theo mẫu;

– Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH.

Trên đây là một số thông tin về giấy phép xử lý chất thải nguy hại và theo Luật BVMT 2020: “các loại giấy phép môi trường thành phần như: giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi, giấy phép xả khí thải công nghiệp,v.v…đã được gộp lại thành 1 loại giấy phép là giấy phép môi trường“.

=> Xem thêm thông tin về Giấy phép môi trường

7 loại giấy phép môi trường thành phần

Nếu quý doanh nghiệp đang vướng mắc về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì hãy tìm một công ty dịch vụ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được hỗ trợ nhanh chóng.

4. Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường uy tín tại TP. HCM

Là một trong những công ty môi trường có nhiều kinh nghiệm, Môi Trường Hợp Nhất là đơn vị chuyên làm hồ sơ, giấy phép môi trường cho nhiều doanh nghiệp. Với đội ngũ các chuyên gia am hiểu Luật sâu sắc, Hợp Nhất đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong các dịch vụ làm hồ sơ môi trường, thường xuyên nắm bắt những điều chỉnh, thay đổi của Luật, thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các vướng mắc về thủ tục, hồ sơ.

Nếu doanh nghiệp có thắc mắc gì thủ tục làm giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép môi trường, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!