Kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành (ngày 01/02/2022) giấy phép môi trường là loại giấy phép thay thế cho các loại giấy phép trước đây, trong đó có giấy phép xả thải ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết hơn về hồ sơ môi trường này qua nội dung bên dưới.
1. Giấy phép xả thải là gì?
Giấy phép xả thải được quy định rõ ràng trong nhiều văn bản, Quyết định, Nghị định hoặc Thông tư mà Nhà nước ban hành. Trong đó bắt buộc mọi đối tượng có hoạt động xả thải ra môi trường phải lập báo cáo, phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước thải đối với môi trường để kịp thời phát hiện và xử lý tác hại gây ô nhiễm trường. Đây cũng là phương án phù hợp để lựa chọn công nghệ và cách xử lý hợp lý đảm bảo nguồn nước sau xử lý luôn đạt chuẩn.
Đồng thời xin giấy xả thải ở Việt Nam tại cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ góp phần bảo vệ môi trường vừa giúp nâng cao hệ thống quản lý chất lượng môi trường vừa xử lý nước thải ô nhiễm đảm bảo cung cấp nguồn nước đạt chuẩn QCVN và sử dụng cho các mục đích sử dụng khác như tưới cây, chăn nuôi,…
Đối tượng bắt buộc đăng ký giấy phép xả thải: Khi thực hiện bất kỳ loại hồ sơ môi trường nào đó, bạn cần lưu ý đến đối tượng thực hiện nhằm tránh sai sót cũng như chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy tờ liên quan. Trong đó, giấy phép xả thải quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có hoạt động xả thải với lưu lượng 10 m3/ngày đều bắt buộc phải lập báo cáo xả thải vào nguồn tiếp nhận.
2. Giấy phép xả thải theo quy định hiện nay
Theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, giấy phép xả thải đã được thay thế bằng giấy phép môi trường.
Thời hạn thực hiện GPMT được quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật BVMT số 72/2020/QH14 như sau:
- Đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022 phải có giấy phép môi trường (GPMT) trước ngày 01/01/2025.
- Đối với các doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần: Cần kiểm tra lại giấy phép môi trường thành phần còn thời hạn sử dụng hay không để lựa chọn thời điểm lập giấy phép môi trường phù hợp theo đúng quy định pháp luật như sau:
- Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời hạn: Tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn của giấy phép.
- Đối với giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn: Doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2027.
Tóm lại, Luật Bảo vệ môi trường 2020 hiện tại không có quy định về giấy phép xả thải mà thay vào đó sẽ tích hợp giấy phép xả thải vào giấy phép môi trường.
3. Đối tượng không cần đăng ký giấy phép xả thải ở Việt Nam
Dưới đây là một số trường hợp không cần đăng ký giấy phép xả thải mà Quý khách hàng có thể quan tâm, chẳng hạn:
- Nước thải sinh hoạt hộ gia đình hoặc cá nhân
- Nước thải của cơ sở sản xuất – kinh doanh không chứa hóa chất độc hại và có lưu lượng không quá 5 m3/ngày đêm
- Nước thải của cơ sở sản xuất – kinh doanh đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung được cơ quan ban ngành cấp phép xả thải vào nguồn nước hoặc hợp đồng với tổ chức, cá nhân vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung
- Nước thải nuôi trồng thủy sản có diện tích, quy mô không vượt quá 10000 m3/ngày đêm
Trên đây là một số thông tin về việc thực hiện giấy phép xả thải ở Việt Nam. Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành đã và đang đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý về môi trường. Nhờ đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao cùng với các gói dịch vụ tư vấn môi trường chuyên nghiệp, chúng tôi luôn nỗ lực hết sức để có được hồ sơ trong thời gian sớm nhất, giúp Quý Khách yên tâm tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mọi chi tiết, Quý Khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin nhanh chóng, chính xác.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!