Vì quá trình khai thác, sử dụng nước dưới đất ở quy mô khác nhau nên các công trình phải được quản lý, kiểm soát về lưu lượng, chế độ, vị trí khai thác và báo cáo quan trắc nước ngầm làm căn cứ quan trọng xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm. Hoạt động khai thác nước ngầm diễn tra thường xuyên và liên tục tại nhiều khu vực trên cả nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, phát điện,…
Vì sao phải cấp giấy phép khai thác nước ngầm?
- Khai thác ngầm bừa bãi gây ra hậu quả nghiêm trọng như suy thoái, ô nhiễm và cạn kiện nguồn nước sẵn có. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động nhưng lại chưa được cấp giấy phép khai thác. Điều này dẫn đến nhiều cơ sở bị cơ quan quản lý xử phạt vi phạm hành chính và thường xuyên bị kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước có đảm bảo không gây ra những tác động tiêu cực.
- Nước ngầm sau một thời gian khai thác khó tránh khỏi việc giảm mực nước tự nhiên. Dựa vào giấy phép sẽ giúp cá nhân, tổ chức hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài nguyên nước và môi trường.
- Quá trình khai thác nước ngầm thường gây sụt lún, biến dạng công trình, tăng nguy cơ xâm nhập mặn hoặc nguồn nước không đảm bảo chất lượng.
Pháp lý cấp giấy phép khai thác nước ngầm
- Luật Tài nguyên nước 2012.
- Nghị định 201 của Chính phủ ban hành năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT hướng dẫn thi hành Nghị định 201/2013/NĐ-CP và quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả thải vào nguyên nước.
Quy định về việc khai thác nước ngầm
Với kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiều thủ tục để cấp phép khai thác nước ngầm, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ hướng dẫn một số quy định liên quan đến loại giấy phép này.
Đối tượng thực hiện
- Áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài nước đã và đang khai thác, sử dụng nước ngầm đều phải xin giấy phép khai thác nước ngầm.
- Áp dụng với những công trình đang sử dụng nước ngầm mà chưa có giấy phép theo quy định.
- Áp dụng với cơ sở sản xuất khai thác, sử dụng nước ngầm phải lập báo cáo tình hình sử dụng 6 tháng/lần.
Thời hạn giấy phép
- Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 10 năm và tối thiểu 3 năm (Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 21 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP).
Cơ quan cấp giấy phép
Căn cứ theo Điều 28 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì cơ quan cấp giấy phép tài nguyên nước bao gồm:
- Bộ TNMT cấp giấy phép đối với dự án khai thác, sử dụng nước ngầm cho các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
- UBND cấp tỉnh cấp giấy phép với các trường hợp còn lại.
Dịch vụ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm
Rất dễ dàng để bạn tìm thấy đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện tất cả công việc liên quan đến lập hồ sơ xin giấy phép . Chính vì sự đa dạng dịch vụ khiến nhiều cơ sở phân vân không biết phải lựa chọn đơn vị nào có đủ khả năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ những hạn chế về chi phí, thủ tục quy trình cũng như thời gian thực hiện làm điều kiện quan trọng để chủ giấy phép lựa chọn công ty tư vấn tốt nhất. Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập hồ sơ xin cấp giấy phép cho nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại TP. HCM cùng nhiều tỉnh lân cận.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chủ động cập nhật những quy định, giải quyết vấn đề pháp lý cùng với thái độ làm việc tận tâm, có trách nhiệm.
Với những lợi thế trên, Hợp Nhất mong muốn trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp, hoàn thành việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt cùng với thủ tục đơn giản, nhanh chóng với chi phí hợp lý. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!