Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Dự thảo luật BVMT sửa đổi về quản lý chất thải

Dự thảo Luật BVMT 2014 sắp tới sẽ cắt giảm 40% thủ tục hành chính giúp đơn vị giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 25 – 75 ngày. Một số điểm nổi bật của Dự thảo này như thu hẹp 20% các ngành nghề cần lập ĐTM, tích hợp các thủ tục hành chính thành 1 loại GPMT duy nhất, không quan trắc môi trường định kỳ với doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về BVMT góp phần giúp doanh nghiệp giảm nguồn chi phí đáng kể.

Những vấn đề quản lý chất thải còn tồn đọng

Trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, nhiều chính sách, cách tiếp cận đổi mới, phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề môi trường chủ động phòng ngừa, kiểm soát dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đây là biện pháp quan trọng đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Nhưng nhiều vấn đề và thách thức phát sinh từ thực tiễn được nhiều đại biểu quan tâm, phản ánh và thảo luận về những bất cập và hạn chế còn tồn đọng.

Luật bảo vệ môi trường về quản lý chất thải
(Hình: Luật bảo vệ môi trường về quản lý chất thải)

Cụ thể, Luật BVMT vẫn chưa tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những thay đổi thực tiễn, cách quản lý còn mang tính mệnh lệnh, nhiều quy trình, thủ tục chưa quản lý theo đúng mục tiêu. Trong khi đó, một số quy định mới chỉ dừng ở mức hình thức mà chưa quy định chi tiết các yếu tố thực thi có hiệu quả. Khá nhiều nội dung trong công tác BVMT như các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp còn phân tán tại nhiều luật khác nhau.

Môi trường nước ta diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường vượt ngưỡng cho phép, nhiều khu vực không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải. Nhiều địa phương xuất hiện các sự cố môi trường cảnh báo nhiều nguy hiểm nên cần thay đổi phương thức quản lý chất thải và kiểm soát môi trường. Do đó cần xây dựng và ban hành Luật BVMT toàn diện, đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả cao.

Một số điểm mới của dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)

Nhiều người mong đợi sự đổi mới, bổ sung trong Dự thảo luật mới, bao gồm các điểm nổi trội như sau:

  • Tăng khả năng quản lý của nhà nước bằng cách thay đổi phương thức quản lý kém hiệu quả; cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, tăng cường kiểm soát đối tượng có nguy cơ ô nhiễm.
  • Đưa các chức năng quản lý nhà nước về BVMT trong quản lý chất thải rắn, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bằng nguyên tắc đồng bộ, thống nhất.
  • Thay đổi phương thức quản lý dựa trên cách mạng khoa học, công nghệ thông tin.
  • Quản lý giai đoạn phát triển từ xây dựng chủ trương, quy hoạch, xây dựng dự án đến việc triển khai thực hiện cho đến hết vòng đời dự án.
  • Xây dựng các nền tảng phát triển bền vững như kinh tế xanh, kinh tế tuần hòan, kinh tế ít phát thải cacbon, thúc đẩy phát triển sản phẩm thân thiện hoặc tái chế sản phẩm sau sử dụng.
  • Khuyến khích phát triển các ngành kinh tế mới như công nghiệp môi trường, chú trọng thị trường ít phát thải,..
  • Xây dựng chính sách môi trường Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế, tạo môi trường pháp lý để nước ta dễ dàng tham gia các Hiệp định thương mại như EVFTA, EVIPA, CPTPP,.. góp phần sàng lọc dự án còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm.

Đổi mới các phương thức quản lý chất thải

Dự thảo đổi mới phương thức quản lý chất thải hiệu quả, xem chất thải là loại tài nguyên góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt chú trọng nhiệm vụ phân loại CTR tại nguồn, thu gom, tái chế, xử lý chất thải bằng công nghệ thân thiện môi trường.

Đồng thời xử lý chất thải phải kết hợp với thu hồi năng lượng, sản xuất nguyên, vật liệu cho các ngành sản xuất khác. Đối với chất thải nguy hại, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần lập sổ chủ nguồn thải CTNH theo quy định của pháp luật.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và tái chế CTR phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại theo 5 loại cơ bản như chất thải có khả năng tái chế, chất thải hữu cơ, chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt thông thường. Và chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt theo khối lượng cùng cách thức quản lý phù hợp với đặc điểm khu vực đô thị và nông thôn cũng thể hiện chi tiết và rõ ràng trong dự thảo sửa đổi này.

Công ty môi trường
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Công ty môi trường Hợp Nhất ngoài tư vấn lập sổ chủ nguồn thải CTNH thì chúng tôi còn nhận tư vấn tất cả các loại hồ sơ môi trường như: giấy phép xả thải, lập ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường,…

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!