Đối với dự án lập ĐTM nhà máy may mặc áp dụng với đối tượng là dự án đầu tư có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi (theo quy định tại Luật BVMT 2020 và Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP). Cùng công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua nội dung dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý lập ĐTM nhà máy may mặc
- Luật BVMT 2020;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
2. Các thủ tục thực hiện ĐTM nhà máy may mặc
Căn cứ vào Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nhà máy may mặc nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
2.1. Các phương pháp lập ĐTM
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu về các vấn đề môi trường, kinh tế xã hội, thời tiết, khí hậu.
- Phương pháp điều tra xã hội: Chủ yếu điều tra các vấn đề môi trường, lấy ý kiến cộng đồng dân cư ảnh hưởng từ dự án.
- Phương pháp mạng lưới: Chỉ rõ tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động thứ cấp.
- Phương pháp tổng tổng hợp, so sánh: Tổng hợp số liệu thu thập, so sánh quy chuẩn để đánh giá hiện trạng môi trường cùng giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác định điểm đo, lấy mẫu thông số môi trường phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường.
- Phương pháp hội thảo khoa học: Tham vấn ý kiến chuyên gia trong vấn đề môi trường.
2.2. Các quy trình thực hiện
- Khảo sát trực tiếp dự án để đánh giá các yếu tố tự nhiên.
- Xác định nguồn thải phát sinh từ dự án, lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Cần đánh giá hiện trạng môi trường, xác định nguồn gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, CTR, CTNH,… phát sinh từ dự án.
- Tiến hành đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn thải và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng phương pháp quản lý, kiểm soát sự cố môi trường.
- Tiến hành đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng nơi thực hiện dự án.
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt hồ sơ ĐTM.
- Bổ sung, điều chỉnh và hoàn chỉnh báo cáo sau khi tiếp thu ý kiến.
2.3. Chủ dự án làm gì sau khi phê duyệt ĐMT
- Thực hiện các nội dung trong báo cáo đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
- Công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định và tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại khu vực dự án hoạt động.
- Khi tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải so với quyết định phê duyệt đã cấp phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan thẩm định.
- Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành thử nghiệm các công trình BVMT.
3. Những quy định mới về báo cáo ĐTM
- Trong thời gian tới Luật BVMT 2020 sẽ chính thức có hiệu lực, theo đó sẽ công khai danh sách hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.
- Phải công bố công khai quyết định phê duyệt quả quả thẩm định của cơ quan nhà nước, nội dung báo cáo ĐTM đề xuất cấp GPMT (trừ dự án liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).
- Đồng thời trách nhiệm của chủ dự án trong tham vấn cộng đồng dân cư trong suốt quá trình lập báo cáo ĐTM. Trong đó nêu rõ trách nhiệm, đối tượng, nội dung và hình thức tham vấn ĐTM.
- Từ kết quả tham vấn sẽ giúp chủ dự án đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động từ dự án đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo.
Để được tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường về dự án của mình, Quý Doanh nghiệp hãy kết nối Hotline: 0938.857.768 sẽ được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng và đầy đủ thông tin hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!