Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

Nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm như hiện nay, cơ quan nhà nước có quy định phải lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hồ sơ môi trường của lĩnh vực này. 

Lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

1. Thực tế ngành khai thác khoáng sản ở nước ta

Hoạt động khai thác đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội với 5,6% tổng GDP của cả nước. Các hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng diễn ra mạnh mẽ, với điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn khoáng sản dồi dào thúc đẩy quá trình khai thác, mở rộng quy mô và diện tích tại một số cơ sở, doanh nghiệp.

Các hoạt động khai thác khoáng sản phát sinh một lượng bụi, nước thải với khối lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc khai thác khoáng sản thiếu hiệu quả đã gây ra tác động xấu đến cảnh quan, hình thái môi trường, phát tán nhiều chất thải, ô nhiễm nguồn nước,… gây mất cân bằng sinh thái trở thành vấn đề cấp bách không chỉ đối với xã hội mà cả nền kinh tế cũng ảnh hưởng theo.

Hoạt động khai thác khoáng sản

2. Đối tượng lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 31, Luật BVMT 2020, đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3, Điều 28 của luật này

Cụ thể tại Điểm d, Khoản 3, Điều 28, Luật BVMT:

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án đầu tư nhóm II quy định các các điểm c, d, đ và e Khoản 4, Điều 28 của Luật này. 

Cụ thể tại Điểm d, Khoản 4, Điều 28, Luật BVMT 2020:

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

Tóm lại: Dự án khai thác khoáng sản có chứa yếu tố nhạy cảm với môi trường thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

3. Quy trình lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

  • Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến dự án khai thác khoáng sản.
  • Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm.
  • Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc.
  • Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định.
  • Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
  • Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm.
  • Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
  • Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động.
  • Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng.
  • Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị phê duyệt ĐTM dự án khai thác khoáng sản.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư. 

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị thêm các giấy tờ, hồ sơ liên quan khác.

Cơ quan thẩm định đánh giá tác động môi trường

Theo Điều 35, Luật BVMT 2020, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đối với dự án trên địa bàn của mình
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng đối với dự án thuộc địa phận 2 tỉnh trở lên

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản hoặc bất cứ loại hồ sơ môi trường nào thì hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất qua Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!