Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Đối tượng và trách nhiệm thẩm quyền ĐTM cấp Bộ

Khách hàng khi liên hệ với Hợp Nhất vẫn chưa xác định rõ dự án thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nào. Một trong những sự nhầm lẫn nghiêm trọng nhất là hồ sơ đánh giá tác động môi trường cấp Bộ nhưng lại trình nộp lên cấp Sở thẩm định.

Vì không phân định rõ quyền hạn trách nhiệm nên doanh nghiệp thường tốn khá nhiều gian trong việc sắp xếp lại hồ sơ, tổ chức lại quy trình thủ tục và tốn nhiều chi phí thực hiện. Vậy làm thế nào để xác định được đối tượng thuộc cấp Bộ?

Đối tượng và trách nhiệm thẩm quyền ĐTM cấp Bộ

1. Đối tượng báo cáo ĐTM cấp Bộ

Căn cứ theo Phụ lục III của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, các đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp Bộ sẽ bao gồm các dự án quan trọng, điển hình dưới đây:

  • Dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chủ trương xây dựng.
  • Dự án sử dụng 1 ha đất đối với khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; 2 ha với dự án là khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia; 10 ha đối với khu di sản thế giới, danh lam thắng cảnh thuộc cấp quốc gia và 20 ha đối với khu dự trữ sinh quyển.
  • Dự án xây dựng nhà máy điện nhiệt hoạch, điện nguyên tử, nhà máy nhiệt điện với công suất 600 MW trở lên, nhà máy thủy điện từ 200 MW trở lên và công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa 100.000.000 m3 nước trở lên.
  • Dự án lấn biển từ 20 ha trở lên, sử dụng đất rừng phòng hộ 30 ha hoặc rừng sản xuất/tự nhiên từ 50 ha trở lên.
  • Dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu, hóa chất thuốc BVTV, chất tẩy rửa, phân bón, chế biến mủ cao su, nhà máy xi măng, sản xuất ắc quy, lắp ráp ô tô, bột giấy, phế liệu công nghiệp, dầu ăn, bột ngọt, tinh bột sắn, chế biến sữa, sản xuất bia, nước giải khát, cồn, rượu, dệt nhuộm và cơ sở chế biến thủy sản.
  • Dự án khai thác dầu khí, nạo vét đường thủy, hàng hải, khu neo đậu tàu thuyền.
  • Dự án nhấn chìm vật chất xuống biển.
  • Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, khu du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị, cảng, khu neo đậu tàu thuyền, nhà máy, cơ sở hoặc khu liên hợp sản xuất gang thép, luyện kim.
  • Cơ sở tái chế, xử lý CTR công nghiệp, sinh hoạt, CTNH, phá dỡ tàu cũ, cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
  • Dự án mở rộng, nâng công suất cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, KCN.
  • Dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh (thuộc cột 3 phụ lục II).

2. Quy trình thực hiện

Các dự án thuộc ĐTM cấp bộ được bao gồm nội dung và hình thức được quy định trước, trong và sau khi đưa công trình, dự án đi vào vận hành chính thức. So với ĐTM cấp Sở, ĐTM cấp Bộ có thời gian thẩm định và phê duyệt lâu hơn vì tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng dự án rộng lớn. Vì những vấn đề này nên cần được xem xét và tính toán chính xác việc có nên phê duyệt dự án hay không.

Trước tiên, cần khảo sát hiện trạng thực tế của dự án liên quan đến điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội. Đây là giai đoạn quan trọng để đánh giá và dự báo những tác động môi trường phát sinh từ dự án như nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại,…

Vì xác định rõ ràng các nguồn ô nhiễm mà có thể dễ dàng đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực. Ngoài ra còn phòng ngừa, ứng phó với rủi ro, sự cố của dự án. Các chương trình quản lý và giám sát môi trường được thể hiện rõ trong nội dung ĐTM thông qua quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng.

Công ty môi trường Hợp Nhất

Quý Khách hàng cần tư vấn lập các loại Hồ sơ môi trường thì liên hệ ngay dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!