Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Để bảo vệ môi trường thì các doanh nghiệp trong nước phải có trách nhiệm vừa hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ môi trường vừa cần xử lý triệt để các nguồn thải phát sinh.

Khi xã hội và con người được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ổn định, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xây dựng đời sống kinh tế mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn đối với môi trường.

Doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Hoàn thiện hồ sơ môi trường doanh nghiệp

Các dự án đầu tư đa phần thường làm thủ tục, hồ sơ môi trường trước khi triển khai xây dựng dự án. Một số thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý, gồm:

  • Lập báo cáo ĐTM/Kế hoạch BVMT.
  • Lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước.
  • Lập sổ chủ nguồn thải.
  • Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ/lao động cho doanh nghiệp
  • Vận hành thử nghiệm & xác nhận hoàn thành các công trình BVMT
  • ….

Đối với doanh nghiệp, các thủ tục môi trường nếu được thực hiện đầy đủ, chính xác sẽ rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn thiện hồ sơ pháp lý cũng như tiến hành các bước đầu tư, sản xuất phía sau thuận lợi hơn.

Tập trung xử lý môi trường

Một số khu vực điển hình như Bình Định, Phú Yên, Quãng Ngãi, Bình Thuận,… hiện thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước. Sau giai đoạn lập dự án kinh doanh thì việc quan trọng tiếp theo là doanh nghiệp ưu tiên cân nhắc đó chính là xử lý môi trường. Khi các ngành công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô, diện tích sản xuất thì đồng nghĩa với việc chất thải phát sinh ngày càng nhiều.

Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, CTR, CTNH,… cần được thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng dự án. Theo quy định, các hệ thống này phải được vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành các công trình BVMT trước khi đi vào hoạt động chính thức.

“Nỗi lo” từ môi trường là bài toán nan giải khiến không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp lo ngại.

Tiến hành đầu tư, thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, xử lý nước cấp,… đạt chuẩn bao gồm các công việc quan trọng như lựa chọn hệ thống, xác định chi phí, nguồn lực, phương án thi công, lắp đặt hiệu quả nhất.
Tiến hành đầu tư, thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, xử lý nước cấp,… đạt chuẩn

Khó khăn của doanh nghiệp

  • Thiếu kiến thức môi trường nên chỉ mới tập trung giải quyết các yêu cầu bên ngoài như thu gom, xử lý chất thải mà chưa tính đến giải pháp lâu dài.
  • Trở ngại lớn nhất vẫn là chi phí xử lý chất thải. Nếu như các đơn vị nhỏ, lẻ chưa có đủ nguồn vốn để xây dựng hệ thống hoàn chỉnh thì các đơn vị lớn mặc dù có đủ nguồn lực nhưng lại chưa biết cách đầu tư đúng đối tượng. Việc doanh nghiệp loay hoay lựa chọn và đi tìm giải pháp tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí.
  • Thiếu nguồn lực chất lượng. Đây cũng là một trong những tiêu chí gây trở ngại cho doanh nghiệp. Đa phần chủ đầu tư tập trung vào công tác thiết kế, lắp đặt các hệ thống xử lý mà chưa tính đến việc đào tạo nguồn nhân lực vận hành, kiểm tra và giám sát các công trình BVMT. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều hệ thống nhanh xuống cấp, dễ hư hỏng, rút ngắn tuổi thọ hoạt động.

Doanh nghiệp và những điều nên làm

  • Tiến hành đầu tư, thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, xử lý nước cấp,… đạt chuẩn bao gồm các công việc quan trọng như lựa chọn hệ thống, xác định chi phí, nguồn lực, phương án thi công, lắp đặt hiệu quả nhất.
  • Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí cần ưu tiên lựa chọn công nghệ hiện đại, dễ tái sử dụng nước thải, thu khí sinh học, tạo ra nguồn năng lượng mới,… Tất cả các yêu cầu này đều giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi tận dụng nguồn thải, tiết kiệm năng lượng đáng kể.
  • Ưu tiên những hệ thống có thể kết hợp với không gian xanh vừa tạo thẩm mỹ cảnh quan vừa tận dụng sử dụng cho nhiều mục đích khác như chỗ để xe.
  • Đối với nước thải cần sử dụng hệ thống dễ vận hành, bảo trì và nâng cấp. Tránh tình trạng xây dựng HTXLNT quá hời hợt, không đúng các thông số kỹ thuật, không hoàn chỉnh khiến nhiều hệ thống xử lý không đạt chất lượng cao.
  • Đối với khí thải cần áp dụng phương pháp xử lý hiện đại vừa có tác dụng loại bỏ khí thải độc hại vừa tăng khả năng thu hồi bụi trong quá trình sản xuất.

Đáp ứng được 2 yêu cầu quan trọng trên, doanh nghiệp mới có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phải lo ngại vi phạm các yêu cầu của pháp luật.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!