Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Điều kiện môi trường khi kinh doanh nhà hàng

Đối với việc kinh doanh nhà hàng thì chủ dự án phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường. Theo đó, đối với chất thải bắt buộc phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại (phân loại, lưu giữ, quản lý và xử lý) đúng cách.

Ngoài ra, nhà hàng phải hoàn tất các thủ tục về hồ sơ môi trường trước, trong và sau khi dự án đi vào hoạt động chính thức như lập đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, xin cấp giấy phép xả thải, lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Đối với các công trình xử lý chất thải nhà hàng

Nước thải nhà hàng cần được xử lý bằng cách thiết kế – thi công – lắp đặt hệ thống đạt chuẩn dựa vào quy mô, lưu lượng nước thải, tính chất và mức độ ô nhiễm mà lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý phù hợp. Đây là công trình bắt buộc mà các nhà hàng phải lắp đặt hệ thống vì nước thải nhà hàng rất dễ gây ô nhiễm môi trường (chứa nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn,…).

Theo đó, nhà hàng cần định kỳ đánh giá chất lượng công trình về độ kín, lắng cặn, tách dầu mỡ nhằm mục đích phát hiện sự cố để đề xuất biện pháp thay thế, sửa chữa, cải tạo hoặc bảo trì đúng lúc. Cần thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống XLNT theo quy định cũng như thường xuyên quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống để theo dõi các thông số xử lý có đạt chuẩn hay không.

Bên cạnh tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải, chủ nhà hàng cần có phương pháp xử lý rác thải phù hợp với tiêu chí an toàn và thân thiện với môi trường. Hầu hết chất thải rắn rất khó phân hủy nên cần phân loại và tách riêng. Việc xác định phương án xử lý rác thải thường gây tốn kém do đó chủ nhà hàng cần tính toán khoản chi phí trong khâu xử lý hoặc kế hoạch giảm thiểu rác thải trong nhà hàng.

Quy định môi trường khi kinh doanh nhà hàng

Thủ tục, hồ sơ môi trường nhà hàng

Xác định đối tượng

Trước khi đi vào hoạt động, nhà hàng phải xác định chính xác mình thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch bảo vệ môi trường. Một trong hai loại hồ sơ này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nếu không thực hiện đầy đủ thì dự án không đảm bảo các yêu cầu về quy định của pháp luật để tiếp tục các giai đoạn phía sau. Để xác định đối tượng, bạn hãy tìm hiểu qua Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Giấy phép xả thải chỉ được thực hiện khi nhà hàng đã xây dựng HTXLNT và đi vào vận hành chính thức. Đối tượng xin cấp giấy phép đối với cơ sở có lưu lượng xả thải lớn hơn 5 m3/ngày đêm và chứa nhiều chất độc hại (Nghị định 2013/2013/NĐ-CP).

Ngoài ra, đơn vị còn phải lập báo cáo xả thải định kỳ nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với thông tin, số liệu về tình hình xả thải. Nhờ những loại hồ sơ này mà cơ quan Nhà nước mới kiểm soát, quản lý và kịp thời phát hiện sự cố, tiêu chuẩn xả thải không đảm bảo làm ảnh hưởng đến môi trường mà lên kế hoạch xử lý kịp thời.

Hồ sơ quan trắc

Quan trắc môi trường cũng thuộc loại hồ sơ mà các nhà hàng bắt buộc phải thực hiện theo quy định. Các chương trình quan trắc sẽ phụ thuộc vào phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận kế hoạch BVMT ban đầu. Quá trình quan trắc phải đảm bảo theo các chỉ tiêu như thông số, vị trí, phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và tổng hợp thông tin thành báo cáo quan trắc theo mẫu.

Tần suất quan trắc phụ thuộc vào quy mô, công suất của nhà hàng mà định kỳ quan trắc 3 tháng/lần/, 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có quy định báo cáo quan trắc sẽ được tổng hợp vào cuối năm tích hợp vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền xác nhận hồ sơ.

Trên đây là một số lưu ý của việc lập hồ sơ môi trường và thiết kế hạng mục công trình xử lý chất thải trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Nếu như bạn đang vướng mắc ở bất kỳ thủ tục nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768, chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn các thông tin quan trọng và chi tiết nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!