Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Dịch vụ hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường

Doanh nghiệp cần hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường nhưng chưa tìm được đơn vị phù hợp, hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất. Chúng tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm trong việc hoàn tất hàng trăm hồ sơ liên quan đến báo cáo quan trắc môi trường định kỳ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hợp tác với Hợp Nhất, Quý Khách hàng sẽ được trải nghiệm một dịch vụ không chỉ chất lượng mà còn uy tín, thủ tục hoàn thành nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết hoàn toàn.

Các căn cứ pháp lý liên quan

  • Luật bảo vệ môi trường 2014.
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, quản lý số liệu quan trắc môi trường và bộ chỉ thị môi trường.
Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường
(Hình: Dịch vụ hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường)

Các yêu cầu của chương trình quan trắc môi trường

Để hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường đạt kết quả cao, trước tiên bạn phải tìm hiểu về mục tiêu và yêu cầu các chương trình quan trắc. Đây sẽ là nền tảng cơ bản giúp bạn định hình rõ hơn về loại hồ sơ môi trường này.

  • Đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, chính xác và mang tính khả thi cao.
  • Kế hoạch quan trắc phải phù hợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường.
  • Các chương trình thiết kế quan trắc môi trường phải được thực hiện đầy đủ.
  • Quan trắc phải đảm bảo tính đầy đủ về thời gian, tần suất, thành phần, thông số quan trắc hợp lý.
  • Phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy trình, phương pháp trong từng thành phần và thông số môi trường.
  • Thường xuyên xem xét, đánh giá để rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung nếu xảy ra sự cố.
  • Chương trình quan trắc phải được các cơ quan chức năng phê duyệt và chấp thuận bằng văn bản.

Các bước cơ bản hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường

Dưới đây là những hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường (báo cáo quan trắc) về các bước thực hiện:

Bước 1

  • Khảo sát thực tế để thu thập thông tin số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi dự án đang hoạt động.

Bước 2

  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính có phát sinh.

Bước 3

Đo đạc, lấy mẫu phân tích các số liệu đặc trưng về các nguồn tác động xấu như mẫu nước thải, khí thải, chất thải theo tiêu chuẩn môi trường hiện hành.

Bước 4

  • Tiến hành đo mức độ tác động và ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm đến môi trường và xã hội.

Bước 5

  • Đề xuất biện pháp xử lý để giảm thiểu và ngăn chặn các sự cố xảy ra.

Bước 6

  • Cam kết xử lý và thực hiện đầy đủ biện pháp xử lý.

Bước 7

  • Chuẩn bị hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường và trình nộp lên cơ quan chức năng.

Bước 8

Hồ sơ hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

  • Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất/Quyết định thuê đất.
  • Chuẩn bị bản photo hoặc file toàn bộ nội dung của Báo cáo ĐTM /Kế hoạch BVMT đã được phê duyệt.
  • Các loại giấy phép, biên bản cho phép đấu nối tập trung (trường hợp thải vào hệ thống thoát nước thành phố).
  • Sổ theo dõi lưu lượng nước thải 3 tháng gần nhất với đầy đủ thông số, dữ liệu.
  • Hợp đồng thu gom chất thảo nguy hại.
  • Hóa đơn thu gom chất thải sản xuất.
  • Hợp đồng thu gom chất thải rắn.
  • Hóa đơn nước 3 tháng gần nhất.
  • Bản vẽ vị trí xả thải.
  • Bản vẽ sơ đồ thu gom, thoát nước thải và nước mưa, đường kính thoát nước.
  • Sơ đồ nguyên lý thoát nước thải, nước mưa.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án, bản vẽ mặt bằng khu vực thể hiện vị trí hệ thống xử lý nước thải.

Tần suất thực hiện quan trắc môi trường

  • Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh có quy mô tương đương với đối tượng tại Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP quan trắc 1 lần/3 tháng.
  • Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh có quy mô tương đương với đối tượng tại Phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quan trắc 1 lần/6 tháng.
  • Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có quy mô tương đương với đối tượng tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT quan trắc 1 lần/năm.
Tư vấn hồ sơ môi trường
(Hình: Công ty dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường

  • Sở Tài nguyên và Môi trường
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Ban Quản lý KCN
  • Ban Quản ký khu kinh tế

Để được công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường chi tiết nhất, hãy liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!