HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất sữa

Ví dụ nhà máy A tại TP. HCM chuyên sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa với tổng công suất 142 triệu lít sữa/năm. Năm 2009 đã được Sở TN&MT cấp Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường và đã có giấy phép xả thải vào nguồn nước vậy theo quy định hiện nay nhà máy này có thuộc đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không?

Lập ĐTM nhà máy sản xuất sữa

1. Lâp đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất sữa

Để xét đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành như:

  • Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường 2020
  • Căn cứ Nghị định08/2022/NĐ-CP
  • Căn cứ theo Luật đầu tư công 2019
  • Nghị định 40/2020/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

Xét dự án trên:

Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc nhóm B, nằm trong lĩnh vực quy định tại khoản 4, điều 8 của Luật Đầu Tư Công năm 2019; Mục IV, Phần A, Mục III, Phần B của Nghị định 40/2020/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu Tư công, ban hành năm 2020. Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 của luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 thì dự án thuộc Nhóm II.

Vậy nhà máy A trên thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Mục đích của việc lập ĐTM

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất sữa được xem là giải pháp để cơ quan Nhà nước quản lý và kiểm soát việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 

  • Đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý môi trường hiệu quả, chúng có tác động to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
  • Dựa vào đánh giá tác động môi trường không chỉ cơ quan chức năng mà cả chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và giám sát chất lượng môi trường để từ đó đưa ra biện pháp, phương pháp giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
  • Đánh giá tác động môi trường đóng góp to lớn vào quá trình giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến kinh tế – xã hội nhờ đó có thể nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của con người.

Mục đích của việc lập báo cáo ĐTM

3. Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc lập ĐTM

Theo Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư

Ngoài ra, từ kinh nghiệm thực hiện hồ sơ hồ sơ ĐTM cho nhiều dự án, Môi trường Hợp Nhất nhận thấy chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các hồ sơ khác như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy phép kinh doanh
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
  • Bản vẽ vị trí khu đất
  • Bản vẽ công trình kinh tế kỹ thuật
  • Và các giấy tờ khác.

4. Thời hạn lập ĐTM

Theo Khoản 6, Điều 34, Luật BVMT 2020, thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:

a) Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;

Với kinh nghiệm lập đánh giá tác động môi trường trong hơn 10 năm qua, công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn môi trường, dịch vụ lập hồ sơ trọn gói và chi phí cạnh tranh nhất trên thị tường hiện nay. Liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768 để được tư vấn nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!