HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Các báo cáo môi trường thực hiện hằng năm

Báo cáo môi trường định kỳ hàng năm theo đúng quy định là công cụ để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với môi trường. Môi trường được hình thành dựa vào nhiều thành phần, vì thế cần đảm bảo chất lượng môi trường bằng cách giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm. Đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, tập thể mà đó chính là trách nhiệm của toàn xã hội.

Tuy nhiên, việc giám sát, ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện theo các quy định như Luật BVMT, dựa vào đó cần hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục. Một trong số đó doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

Báo cáo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như UBND cấp huyện; UBND cấp tỉnh; Ban Quản lý khu kinh tế; Bộ cơ quan ngang bộ; Bộ TNMT.

Thời gian thực hiện

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo đến cơ quan như cơ quan cấp GPMT, cơ quan đăng ký môi trường, Sở TNMT, UBND cấp huyện,… lập báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ 01/01 đến hết ngày 31/12) và nộp trước ngày 05/01 của năm tiếp theo
  • Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc CCN gửi báo cáo đến cơ quan chuyên môn môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp GPMT, ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) trước ngày 10/01 của năm tiếp theo

Cập nhật báo cáo môi trường mới nhất hằng năm

Nội dung chính của báo cáo công tác BVMT

  • Khả năng hoạt động của công trình, biện pháp BVMT đối với chất thải
  • Kết quả khắc phục yêu cầu BVMT của cơ quan thanh, kiểm tra và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường định kỳ, tự động, liên tục
  • Công tác quản lý CTR, CTNH, nhập khẩu phế liệu
  • Xác định kết quả, hoạt động, biện pháp BVMT

Hoạt động quan trắc áp dụng với dự án có phát sinh chất thải (nước thải, khí thải) thuộc đối tượng quy định trong Luật BVMT 2020. Tùy theo mức độ tác động, khối lượng, lưu lượng mà tiến hành quan trắc theo tần suất, thông số, nội dung phù hợp. Các kết quả quan trắc môi trường theo từng quý sẽ được tổng hợp thành báo cáo cuối năm được doanh nghiệp thực hiện và trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Báo cáo quan trắc môi trường lao động

Báo cáo này được triển khai thực hiện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động, hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Các yếu tố cần quan trắc gồm vi khí hậu, vật lý, bụi, hơi khí, vi sinh vật cùng nhiều yếu tố khác.

Tần suất thực hiện

Tần suất quan trắc môi trường lao động căn cứ theo khoản 2 Điều 7 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP đối với cơ sở phát sinh yếu tố nguy hại thì quan trắc 1 lần/năm. Vì thế mà các doanh nghiệp phải nộp báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12 hằng năm. Cơ quan tiếp nhận báo cáo là Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Báo cáo quan trắc môi trường lao động cho Sở Y tế.

Theo quy định thì doanh nghiệp không nộp báo cáo quan trắc môi trường định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm sẽ bị xử phạt từ 20 – 40 triệu đồng (Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Do đó, theo quy định thì việc đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động trong môi trường làm việc rất quan trọng. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, hóa phẩm, dệt nhuộm,… đều phải quan trắc môi trường định kỳ.

Để tránh làm mất thời gian trong việc triển khai thủ tục HSMT thì doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, chuyên môn trong việc hỗ trợ lập các loại hồ sơ chính xác, nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất. Cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!