Đối với các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà xưởng, trường học, nhà hàng, khách sạn,… sau khi có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đtm đã phê duyệt thì phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường nước. Báo cáo quan trắc định kỳ thường có tần suất thực hiện 6 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần để đánh giá những tác động môi trường tại các cơ sở để trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Việc đánh giá và nhận diện tác động xấu giúp ngăn chặn các vấn đề ô nhiễm, xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhờ giải pháp xử lý thích hợp.
Khi quan trắc môi trường nước cần lưu ý những gì?
- Cần lựa chọn vị trí quan trắc môi trường nước: lựa chọn vị trí quan trắc ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kết quả đo. Vì nếu lựa chọn sai vị trí sẽ khiến kết quả quan trắc bị sai lệch dẫn đến các dự báo và kết quả dữ liệu hoàn toàn không chuẩn xác. Vì thế cần lựa chọn vị trí có tính ổn định cao.
- Chú ý đến thiết bị và dụng cụ lấy mẫu: cần lựa chọn thiết bị đo tốt, chất lượng để đảm bảo sự chính xác. Khi quan trắc môi trường nước cần sử dụng đúng dụng cụ lấy mẫu và có nắp đậy kín. Đối với bình chứa mẫu nước phải có độ bền, không dễ bị ăn mòn với các chất hóa học thì mới bảo quản tốt dụng cụ lấy mẫu.
- Đảm bảo thời gian lấy mẫu: tiêu chí này phụ thuộc vào loại nguồn nước cần quan trắc vì chất lượng nước thường thay đổi theo mùa hoặc theo ngày. Do đó khi quan trắc phải lựa chọn thời điểm nhất định trong ngày. Theo đó tùy thuộc vào thành phần mà có tần suất lấy mẫu khác nhau.
- Lựa chọn phương pháp lấy mẫu phù hợp: phụ thuộc vào cách thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước mà xác định phương pháp tương ứng. Các phương pháp gồm lấy mẫu gián đoạn; lấy mẫu liên tục; lấy mẫu theo chiều sâu và lấy mẫu theo diện tích.
- Vận chuyển và bảo quản mẫu: cần chú trọng sử dụng bình chứa kín, không rò rỉ và nhiễm khuẩn để bảo vệ mẫu tốt nhất. Quá trình vận chuyển toàn bộ mẫu nước phải giữ lạnh, khô ráo, sạch sẽ và đặc biệt phải tránh ánh nắng trực tiếp.
Nội dung báo cáo quan trắc môi trường nước
- Tiến hành theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực có phát sinh của các cơ sở, doanh nghiệp đến chất lượng môi trường xung quanh.
- Theo dõi lưu lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích tại nguồn phát sinh nước thải cùng nhiều chỉ tiêu khác.
- Định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường nước tại khu vực không có trạm quan trắc của cơ quan nhà nước thì lập báo cáo quan trắc môi trường nước tối thiểu 6 tháng/lần.
- Tiến hành theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố như xói mòn, sạt lỡ; tầng nước mặt thay đổi như bị xâm nhập mặn, nhiễm phèn. Cần xác định tần suất đo đạc phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Hồ sơ lập báo cáo quan trắc môi trường nước
- Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.
- Giấy phép đấu nối HTXLNT.
- Biên lai thu tiền điện nước trong 3 tháng gần nhất.
- Tùy theo từng đặc điểm ngành nghề mà hồ sơ cần bổ sung thêm các giấy tờ pháp lý khác.
Quá trình quan trắc môi trường nước mặt hay lập báo cáo quan trắc môi trường nước không hề dễ dàng chút nào. Bạn cần thận trọng trong từng công đoạn để tránh làm sai lệch kết quả quan trắc dẫn đến nội dung báo cáo không chất lượng. Nếu cần dịch vụ quan trắc uy tín và chất lượng, liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được công ty tư vấn hồ sơ môi trường hỗ trợ tận tình nhất!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!