Trong những quy định trước, dự án trước khi đầu tư xây dựng yêu cầu doanh nghiệp phải lập ĐTM theo loại hình sản xuất, công suất, quy mô, nguồn thải tác động trực tiếp đến dự án. Tuy nhiên, điều này lại gặp phải nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện hồ sơ.
Chính vì thế, Luật BVMT 2020 đưa ra nhiều thay đổi, bổ sung, điều chỉnh đối với việc lập báo cáo ĐTM cho doanh nghiệp. Cụ thể những quy định này như thế nào, bạn hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
1. Phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Với đánh giá sơ bộ tác động môi trường sẽ được triển khai theo từng nội dung, hình thức và quy trình trong Nghị định 54/2021/NĐ-CP. Và mới đây Luật BVMT 2020 cũng quy định lại một số đối tượng cũng như nội dung triển khai đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án trước khi đi vào quy trình lập báo cáo ĐTM chính thức.
Chi tiết quy định tại Điều 29 của Luật BVMT với đối tượng thuộc dự án đầu tư nhóm I (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao) bắt buộc phải thực hiện đánh giá sơ bộ trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư tại luật đầu tư,…
Như vậy, chủ dự án phải triển khai thêm bước đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Điều này sẽ tạo điều kiện để nhận dạng, dự báo những tác động chính của dự án dựa vào quy mô, công nghệ sản xuất, địa điểm thực hiện dự án. Đồng thời giai đoạn này chủ dự án cũng sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá, phương pháp giảm thiểu tác động môi trường.
Dự án nào không cần lập?
- Dự án đã có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trước ngày Nghị định 54/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành
- Dự án đã thẩm định báo cáo ĐTM trước ngày Nghị định 54/2021/NĐ-CP có hiệu lực mà không chỉnh sửa, bổ sung
- Dự án đã thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc đã được cơ quan Nhà nước chấp thuận chủ trương đầu tư
2. Dự án vừa lập ĐTM vừa cấp GPMT
Luật môi trường mới đã xác định rõ từng nhóm dự án bắt buộc thực hiện GĐTM và GPMT dựa trên từng tiêu chí môi trường nhất định liên quan đến quy mô, tính chất, mức độ tác động đến môi trường. Cụ thể những dự án nhóm 4 không cần phải thực hiện thủ tục môi trường.
Do đó sẽ giúp chủ đầu tư giảm chi phí lập, thẩm định báo cáo ĐTM cũng như tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm triển khai đi vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó dự án đầu tư thuộc Nhóm I vừa phải lập ĐTM vừa phải có GPMT.
Căn cứ pháp lý lập ĐTM
Tại khoản 1 Điều 30 của Luật BVMT thì đối tượng thực hiện ĐTM gồm dự án thuộc nhóm I và II có yêu tố nhạy cảm với môi trường. Còn Điều 39 của Luật BVMT thì đối tượng cấp GPMT bao gồm dự án đầu tư Nhóm I, II và III có phát sinh chất thải hoặc phát sinh CTNH phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải trước khi vận hành chính thức,…
Với những quy định mới thì doanh nghiệp sẽ phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực tế (thẩm định ĐTM và thẩm định cấp GPMT). Tại khoản 4 Điều 34 của Luật BVMT thì chỉ trong trường hợp cần thiết thì cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM mới tổ chức khảo sát thực tế nơi triển khai dự án. Còn với việc cấp GPMT thì các dự án thuộc Nhóm I, II thì cơ quan cấp phép mới thành lập đoàn điểm kiểm tra.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng để doanh nghiệp thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm. Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng, doanh nghiệp trong việc hoàn thành các thủ tục hồ sơ môi trường đúng với pháp luật, nhanh chóng, đơn giản, đầy đủ, chất lượng và uy tín nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!