HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập ĐTM cho các dự án gây ô nhiễm

Một số cơ sở sản xuất dễ gây ô nhiễm phải yêu cầu di dời sang địa điểm khác và đồng thời phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của Luật BVMT  BVMT 2020 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2022. Vậy khi lập ĐTM cho các dự án gây ô nhiễm cần lưu ý những gì?

Lập ĐTM cho các dự án gây ô nhiễm
Lập ĐTM cho các dự án gây ô nhiễm

1. Lập ĐTM cho dự án gây ô nhiễm cần lưu ý những gì?

1.1. Mô hình tập trung ở các KCN

Đối với dự án có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải di dời sang địa điểm khác (quy định tại Luật BVMT 2020) đối với trường hợp dự án không đảm bảo an toàn khoảng cách với khu dân cư trong suốt quá trình hoạt động bắt buộc phải dời sang địa điểm khác.

Các trường hợp dự án với mức phát thải lớn yêu cầu phải lên phương án xử lý và khắc phục những hậu quả gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên nghiêm trọng.

1.2. Giấy phép môi trường

Trước đây dự án chỉ cần xin phê duyệt báo cáo ĐTM mà không cần xin giấy phép môi trường. Theo quy định mới, chủ dự án phải lập ĐTM và giấy phép môi trường đối với dự án có phát sinh chất thải.

Nhiều trường hợp, cơ quan nhà nước thành lập đoàn kiểm tra đối với dự án chưa vận hành thử nghiệm làm phát sinh thêm nhiều thủ tục, giấy phép con gây tốn kém. Nhiều thủ tục xin cấp giấy phép môi trường hiện nay khá phức tạo, mang tính trùng lặp cao.

Do đó việc chậm di dời những cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ sẽ gây ra những áp lực đối với môi trường, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo ra áp lực đối với khu vực đô thị, thành phố. Nhiều cơ sở chưa phù hợp với quy hoạch không thống nhất với mục đích di dời theo quy định. Vì thế mà lộ trình di dời của nhiều doanh nghiệp vẫn còn chậm triển khai.

2. ĐTM và đánh giá sơ bộ dự án gây ô nhiễm

2.1. Lưu ý khi lập ĐTM cho các dự án gây ô nhiễm

Quy định đối với việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án có nguy cơ tác động xấu, gây ô nhiễm; dự án  thuộc thẩm quyền phê duyệt của của Thủ tướng Chính phủ; dự án sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển, danh lam thắng cảnh,…

Chủ dự án chỉ lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khi dự án không triển khai hoạt động 24 tháng, dự án thay đổi về công nghệ, tăng quy mô, công suất làm tăng tác động xấu đến môi trường so với nội dung báo cáo ĐTM đã phê duyệt.

Chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê đơn vị có đủ điều kiện lập báo cáo ĐTM cho dự án để liệt kê, mô tả chi tiết công trình BVMT có khả năng phát thải tác động đến môi trường. Theo đó các hệ thống xử lý phải có đầy đủ thiết bị máy móc, công nghệ vận hành với đầy đủ thời gian, không gian triển khai cho từng giai đoạn.

Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải

2.2. Vai trò của ĐTM

Thực hiện ĐTM giúp đánh giá chung về hiện trạng môi trường, mức độ tác động, đề xuất biện pháp giảm thiểu, liệt kê đầy đủ thành phần môi trường, kinh tế, xã hội,…

Trong thời gian qua, Nhà nước cũng ban hành Nghị định 54/2021/NĐ-CP quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Đối tượng áp dụng bao gồm dự án đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư xây dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư theo yêu cầu của chủ đầu tư).

Thực hiện theo quy định này thì dự án phải hoàn thiện nội dung đánh giá sơ bộ bao gồm sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án; nhận dạng những yếu tố nhạy cảm về môi trường; báo cáo những tác động môi trường dựa vào quy mô, công nghệ và địa điểm dự án; lựa chọn, đánh giá, phân tích phương án xử lý chất thải cùng biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; xác định các vấn đề môi trường và phạm vi tác động trong quá trình lập ĐTM.

Nếu Anh/Chị cần tư vấn chuyên sâu hơn về quy trình lập ĐTM cho các dự án gây ô nhiễm, hãy liên hệ Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!