Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Cấp phép khai thác nước mặt

Cấp phép khai thác nước mặt cần đáp ứng các điều kiện và nguyên tắc ra sao? Hồ sơ cấp phép khai thác nước mặt có cần lấy ý kiến cộng đồng dân cư hay không?

Vậy làm thế nào để các cá nhân, tổ chức được cấp phép theo đúng quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Nguyên tắc và căn cứ cấp phép khai thác nước mặt

Điều 18 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP 

  • Theo quy định của pháp luật thì dự án được cấp phép phải thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự.
  • Dự án khai thác phải có kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước, BVMT đảm bảo lợi ích nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
  • Đối với việc khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích sinh hoạt sẽ được ưu tiên cấp phép.
  • Việc khai thác không gây cạn kiệt, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã phê duyệt.

Điều 19 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP 

  • Dự án khai thác phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương.
  • Phải có quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan phê duyệt, trường hợp dự án vẫn chưa được phê duyệt thì căn cứ vào khả năng nguồn nước và đảm bảo không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
  • Dự án khai thác, sử dụng nước mặt phải phù hợp với hiện trạng trong vùng.
  • Hồ sơ cấp phép phải có báo cáo thẩm định từ cơ quan nhà nước.
  • Nhu cầu khai thác phải có trong quy định của đơn đề nghị cấp phép.

Điều 20 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP

  • Dự án đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Dự án khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện quy định phải có:

+ Phương án bố trí thiết bị, nhân lực vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định nếu chưa có công trình.

+ Quy trình vận hành hồ chứa, thiết bị, nhân lực hoặc hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa khi dự án đã có công trình.

Trường hợp khai thác nước mặt phải lấy ý kiến cộng đồng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân khi sử dụng nước mặt áp dụng đối với các dự án dưới đây:

  • Dự án có công trình, hồ đập với dung tích từ 500 triệu m3 trở lên hoặc công trình sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên.
  • Dự án có công trình chuyển nước giữa các nguồn.
  • Dự án có công trình hồ đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông suối trên một đoạn có chiều dài từ 1 km trở lên.
  • Dự án có yếu tố bí mật quốc gia thì không cần phải thực hiện việc lấy ý kiến.

Khoản 3 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP 

  • Phải có thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm với văn bản trình cơ quan thẩm định dự án.
  • Xây dựng kế hoạch triển khai và tiến độ xây dựng công trình.
  • Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo các đối tượng sử dụng ở thượng/hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành, thời gian công trình không vận hành.

Nếu Quý Doanh nghiệp hiện có nhu cầu khai thác nguồn nước mặt cung cấp cho các mục đích sản xuất và kinh doanh nhưng không biết phải làm như thế nào để được cơ quan cấp phép thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768.

Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ cùng các công việc khác liên quan đến việc xin giấy phép khai thác nước mặt.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!