Lập, viết ĐTM là trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu thuộc đối tượng xác định theo các quy định của nhà nước về công suất, quy mô hoạt động theo từng lĩnh vực, ngành nghề nhất định.
Đặc thù của báo cáo ĐTM giúp doanh nghiệp đi vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, sự cố môi trường cho từng giai đoạn phát triển. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự viết ĐTM theo đúng quy trình và đúng quy định của pháp luật.
1. Viết ĐTM theo các quy định nào?
- Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Quy định và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường cùng với quy định trong quản lý dịch vụ quan trắc.
2. Các yêu cầu khi viết ĐTM dự án
- Phải do đơn vị có kinh nghiệm, am hiểu vấn đề pháp lý và đủ chuyên môn trong giải quyết những vấn đề liên quan đến ĐTM.
- Các thông tin, dữ liệu thể hiện trong báo cáo ĐTM phải đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy để tổng hợp thành báo cáo hoàn chỉnh, đúng biểu mẫu và đúng nội dung theo quy định.
- Trước khi viết ĐTM, đơn vị thực hiện ĐTM cần khảo sát thực tế dự án, đánh giá tổng quan các nguồn tác động của nguồn thải cũng như xây dựng phương án, biện pháp xử lý môi trường tốt nhất.
- Nội dung ĐTM phải được viết và điều chỉnh, bổ sung thông qua quá trình lấy ý kiến cộng đồng, sự góp ý từ hội đồng thẩm định để cho ra báo cáo hoàn chỉnh được cơ quan Nhà nước xem xét, thẩm định theo đúng tiến độ ban đầu.
3. Các lĩnh vực cần viết ĐTM
Căn cứ theo Phụ lục IIa của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm phải tiến hành viết và hoàn chỉnh báo cáo ĐTM nộp lên cơ quan chuyên môn phê duyệt.
- Các dự án thuộc nhóm I: khai thác – chế biến khoáng sản, luyện kim, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy & bột giấy, nhuộm, thuộc da, hóa dầu, nhiệt điện, thuốc BVTV,…
- Các dự án thuộc nhóm II: công đoạn xi mạ, pin, ắc quy, sản xuất clinker, xử lý tái chế chất thải, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Các dự án thuộc nhóm III: chế biến mủ cao su, mía đường, thủy sản, giết mổ gia súc – gia cầm, sản xuất bột ngọt, bia, rượu, linh kiện, thiết bị điện tử,…
4. Công ty dịch vụ tư vấn, lập hồ sơ ĐTM
Vì đây là HSMT quan trọng không thể thiếu để doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện tránh bị cơ quan nhà nước xử phạt cũng như hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng từ dự án đến môi trường. Quá trình viết ĐTM thường bao gồm các tiêu chí dưới đây:
- Thu thập đầy đủ thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình viết ĐTM.
- Đánh giá tổng quan, hiện trạng dự án để liệt kê đầy đủ các nguồn thải, lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH).
- Đánh giá sự phù hợp cũng như những lợi ích trong báo cáo ĐTM để cơ quan nhà nước căn cứ vào đó quản lý, kiểm soát các vấn đề môi trường.
- Người viết ĐTM phải có đủ năng lực, kinh nghiệm cũng như hiểu rõ chuyên môn về các quy định liên quan đến môi trường.
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất hội tụ đủ những tiêu chí trên để giúp đỡ tối đa nhu cầu và mong muốn của Khách hàng. Sở hữu đội ngũ tư vấn nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi chuyên lập ĐTM cho nhiều lĩnh vực khác nhau (dệt nhuộm, khách sạn, khu du lịch, khu công nghiệp,…) tại nhiều khu vực khác nhau ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An,…
Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ thực hiện và viết đánh giá tác động môi trường (Viết ĐTM) thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!