Trong quá trình hoạt động, các cơ sở chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Một trong những yêu cầu quan trọng là lập và hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại hồ sơ môi trường cơ sở chăn nuôi cần thực hiện.

3 hồ sơ môi trường quan trọng của cơ sở chăn nuôi
Dưới đây là 3 loại hồ sơ môi trường phổ biến của cơ sở chăn nuôi
Hồ sơ Báo cáo đánh tác động môi trường
Theo Khoản 1, Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), cơ sở chăn nuôi phải thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu được phân loại là dự án đầu tư Nhóm I – Có công suất từ 3.000 đơn vị vật nuôi trở lên.
Dự án chăn nuôi cũng phải lập ĐTM nếu được phân loại là dự án đầu tư nhóm II thuộc các loại hình cụ thể quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 – Dự án có công suất từ 300 đến dưới 3.000 đơn vị vật nuôi nhưng có chứa yếu tố như :
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Việc phân loại một dự án trang trại chăn nuôi vào Nhóm I hoặc các bộ phận có liên quan của Nhóm II phụ thuộc vào quy mô cụ thể và công suất của dự án, cũng như khả năng nhạy cảm về môi trường của địa điểm dự án và được quy định chi tiết tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP và cụ thể tại Phụ lục II liệt kê các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Hồ sơ Giấy phép môi trường
Theo Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) thì nếu cơ sở chăn nuôi có phát sinh nước thải, khí thải, chất thải nguy hại thì cần thưc hiện giấy phép môi trường.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường là chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải.
Hay nói cách khác, chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu dân cư,… đã đi vào hoạt động và có hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường thì thưc hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm.
Trên đây là một số thông tin về 3 loại hồ sơ môi trường phổ biến của một cơ sở chăn nuôi, nếu Anh/Chị cũng đang thắc mắc về hồ sơ môi trường của doanh nghiệp mình, Anh/Chị có thể kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!