HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Sự thay đổi của các loại hồ sơ môi trường

Sau khi lập hồ sơ liệu có phát sinh thêm vấn đề ảnh hưởng đến nội dung báo cáo đã phê duyệt thì chủ dự án phải làm gì? Trường hợp dự án chưa có bất kỳ hồ sơ môi trường nào thì phải làm gì để hoạt động theo đúng quy định của pháp luật?

Nhiều doanh nghiệp thường xuyên gặp phải những vấn đề này nhưng không biết phải làm gì khi họ không có bộ phận chuyên trách môi trường, chưa có kinh nghiệm hoặc không am hiểu văn bản luật. Vậy những trường hợp nào có thể xảy ra và làm thế nào để khắc phục những vấn đề này?

Hồ sơ ban đầu

Sau khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư thay đổi công nghệ xử lý chất thải vậy có phải lập lại hồ sơ môi trường ban đầu hay không?

Mục tiêu của một số loại HSMT chủ yếu xây dựng môi trường thân thiện với môi trường, biện pháp xử lý đối với nguồn thải, đề xuất công nghệ giúp dự án khi đi vào vận hành không phát sinh nhiều vấn đề đáng kể. Trong đó những công nghệ xử lý môi trường đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tính hiệu quả từng hệ thống, hạng mục công trình BVMT. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động khó tránh khỏi phát sinh sự cố dẫn đến việc thay thế hoặc thêm công nghệ xử lý nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.

Vậy việc thay đổi này có cần phải lập lại các hồ sơ ban đầu hay không? Trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định “… dự án thay đổi công nghệ xử lý chất thải làm tăng tác động xấu đến môi trường phải lập lại ĐTM,…”. Như vậy tùy theo tình trạng của hệ thống sau khi thay đổi mà chủ đầu tư xem xét đến vấn đề này.

Nếu thay đổi làm phát sinh thêm nguồn thải gây ô nhiễm môi trường thì phải lập lại các hồ sơ (Báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường). Hoặc nếu dự án sau khi thay đổi công nghệ không làm phát sinh nguồn thải cũng như nâng cao hiệu suất xử lý hơn thì chủ đầu tư không cần lập lại hồ sơ mà chỉ cần thông báo bằng văn bản đến cơ quan phê duyệt ĐTM và xác nhận kế hoạch BVMT.

Sự thay đổi của các loại hồ sơ môi trường
Sự thay đổi của các loại hồ sơ môi trường

Hồ sơ môi trường

Trường hợp doanh nghiệp chưa lập HSMT thì phải làm gì?

  • Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn xác định đối tượng, loại hồ sơ cần thực hiện.
  • Tiếp theo cần tìm hiểu tính chất và quy định từng loại hồ sơ để thực hiện tránh mất nhiều thời gian hoặc tốn kém cho doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp đi vào hoạt động mà chưa có hồ sơ ban đầu (báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT) thì sẽ bị xử phạt khi trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án phát sinh nguồn thải lớn xả thải gây ô nhiễm mà chưa có giấy phép xả thải hoặc báo cáo quan trắc môi trường thì buộc phải đánh giá lại các công trình BVMT, khắc phục sự cố, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý với mục đích tạo ra nguồn thải sau xử lý đạt chuẩn.

Sổ chủ nguồn thải

Trường hợp dự án phát sinh CTNH <600 kg/năm thì có phải đăng ký lại sổ chủ nguồn thải không?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 12 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT thì cơ sở phát sinh CTNH <600 kg/năm thì không cần phải cấp lại sổ chủ nguồn thải. Trong trường hợp này, chủ cơ sở cần phải lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ nộp lên cơ quan quản lý môi trường (Khoản 4 Điều 14 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT).

Cũng trong Thông tư này, chủ nguồn thải phải đăng ký với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đáp ứng các yêu cầu quan trọng như có biện pháp giảm thiểu CTNH, có trách nhiệm phân định, phân loại theo số lượng cần báo cáo. Theo đó, chủ nguồn thải còn phải bố trí khu vực lưu giữ CTNH, lưu giữ trong bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình quản lý.

Trên đây là một số trường hợp mà nhiều doanh nghiệp thường gặp phải, hy vọng với những chia sẻ như trên sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trở nên thuận lợi hơn. Nếu cần tư vấn thêm, thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!