HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Các báo cáo môi trường định kỳ hàng năm

Hiện nay, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có phát sinh chất thải phải thực hiện nhiều báo cáo môi trường định kỳ hằng năm. Nhiều doanh nghiệp không biết phải bắt đầu như thế nào để tránh bị cơ quan quản lý kiểm tra xử phạt? Nhiều cơ sở chưa biết phải tìm đơn vị nào để hoàn thiện báo cáo đúng thời hạn quy định?

Hồ sơ môi trường với nhiều năm kinh nhiệm tư vấn nhiều thủ tục hồ sơ môi trường quan trọng cho doanh nghiệp, chúng tôi luôn cố gắng để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho Quý Khách hàng. Hiểu rõ nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ liệt kê một số loại báo cáo định kỳ mà doanh nghiệp phải thực hiện.

1. Quản lý chất thải nguy hại

  • Theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT thì với cơ sở có phát sinh chất thải ngoài việc đăng ký sổ chủ nguồn thải thì bắt buộc lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
  • Báo cáo sẽ được thực hiện định kỳ (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12).
  • Đối với những trường hợp không lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ hoặc không thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng (Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 155/2015/NĐ-CP).

2. Quan trắc môi trường lao động định kỳ

  • Báo cáo này thực hiện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP với kết quả quan trắc áp dụng với các thông số như vi khí hậu, vật lý, bụi, hơi khí,… cùng nhiều yếu tố khác.
  • Tổng hợp báo cáo dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích tổng hợp, những yếu tố nằm trong giới hạn cho phép thì tiếp tục duy trì còn nếu chưa đạt thì doanh nghiệp phải tìm kiếm biện pháp khắc phục.

3. Báo cáo tình hình xả thải định kỳ

  • Sau khi giấy phép xả thải vào nguồn nước được phê duyệt, cơ sở phải lập báo cáo hiện trạng xả thải vào nguồn nước để theo dõi tình hình thu gom, xử lý, xả thải cùng nhiều vấn đề khác (căn cứ theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP).
  • Đồng thời, trong quá trình xả thải đơn vị phải tiến hành quan trắc môi trường nước thải và báo cáo kết quả về chất lượng và nguồn tiếp nhận trong nội dung báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Tần suất lập báo cáo định kỳ và gửi trước ngày 15/12 hằng năm.
  • Cơ quan tiếp nhận báo cáo Phòng TNMT, Sở TNMT và Bộ TNMT.

4. Báo cáo tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất

  • Bao gồm thông tin về tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất theo giấy phép đã được cấp. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan chức năng kiểm tra, quản lý, điều chỉnh và đề xuất giải pháp khi có dấu hiệu suy giảm chất lượng nguồn nước.
  • Theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì báo cáo này làm cơ sở để doanh nghiệp xin gia hạn giấy phép khai thác.
  • Tần suất lập báo cáo 2 lần/năm và thực hiện quan trắc chất lượng nước khai thác 6 tháng/lần để tổng hợp vào nội dung báo cáo.
  • Trường hợp các cơ sở không lập báo cáo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Hợp Nhất hiểu rõ những vướng mắc và khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khi lập các loại báo cáo môi  trường. Vì thế chúng tôi luôn biết cách hướng dẫn, hỗ trợ Khách hàng theo hướng tốt nhất nhằm giảm thời gian và chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng đầu.

Quý Khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn môi trường tại Hợp Nhất vì chúng tôi không chỉ có nhiều năm kinh nghiệm mà còn sở hữu đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, chuyên nghiệp và tận tình nhất.

Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn nhiều thông tin chi tiết hơn về các loại báo cáo môi trường mà doanh nghiệp cần lập.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!