Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Vấn đề hạn chế trong báo cáo ĐTM

Hiện nay, việc phát triển những dự án lớn hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực ít nhiều đều làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Báo cáo ĐTM chính là giải pháp tối ưu để kiểm soát những tác động bất lợi có thể xảy ra, cũng như giúp cơ quan nhà nước dễ thực hiện các công tác kiểm tra và quản lý.

Vấn đề hạn chế trong báo cáo ĐTM

1. Tác động từ việc phát triển dự án

Việc phát triển đa dạng các lĩnh vực góp phần làm biến đổi các hiện trạng môi trường vốn có. Những xu hướng phát triển mới đáp ứng nhu cầu của con người nhưng lại vượt quá khả năng quản lý, kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với các quy định môi trường và giám sát tác động.

Đối với những dự án không đảm bảo chất lượng, không trang bị nguồn lực kỹ thuật, kỹ năng cần thiết hoặc tài chính khiến quá trình hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, chẳng hạn:

  • Làm thay đổi các mục đích sử dụng đất, thay đổi bản chất hệ sinh thái tự nhiên, chế độ thủy văn và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở từng khu vực.
  • Làm thay đổi lối sống và văn hóa từng khu vực, cũng như không ngừng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
  • Tăng nhu cầu tiêu thụ nguồn nước, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và tăng phát sinh chất thải ô nhiễm.
  • Thu hẹp phạm vị xử lý khí nhà kính vì không đảm bảo các không gian xanh tiếp tục phát triển.

2. Tiêu chuẩn lập báo cáo ĐTM

Do đó mà tiêu chuẩn lập ĐTM giúp tăng cường hiệu quả việc rà soát, sàng lọc từng dự án và nâng cao khả năng quản lý, giảm thiểu tác động từ các dự án đối với cộng đồng dân cư phù hợp với đặc điểm kỹ thuật đánh giá theo đúng quy định. Để quá trình rà soát hiệu quả, đơn vị tư vấn phải đảm bảo theo dõi đầy đủ các tiêu chí quan trọng như vấn đề lý hóa, sinh thái, giải trí, kinh tế – xã hội, văn hóa.

Việc giảm gánh nặng của tác động môi trường hết sức cần thiết để dự án phát triển bền vững. Nếu chủ đầu tư chưa sẵn sàng cho công tác BVMT khi mà những nguồn lực bị hạn hẹp khiến cho những tác động ngày càng phức tạp, khó xử lý hơn. Vì thế, đánh giá tác động môi trường ngày càng quan trọng, là công cụ mang tính quốc gia ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giảm bất lợi đến môi trường.

Các hình thức và quy trình thực hiện ĐTM đảm bảo các dự án hoạt động phù hợp hơn với các tiêu chuẩn môi trường hiện hành về địa điểm và thiết kế. Và mục tiêu dài hạn của báo cáo ĐTM vẫn hướng đến thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nhiều dự án không làm suy thoái tài nguyên, hệ sinh thái hoặc chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng dân cư.

3. Nội dung dự toán kinh phí lập ĐTM

  • Khảo sát thực địa, thu thập lấy mẫu, phân tích, tổng hợp số liệu gồm chi phí đi lại, điều tra số liệu, tham vấn cộng đồng, chi phí đo, phân tích khí hậu, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, mẫu đất.
  • Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội như vị trí địa ký, địa chất, thủy văn, hiện trạng không khí, nước mặt, nước ngầm, nguồn tiếp nhận nước thải, đất, tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái,…
  • Đánh giá tác động môi trường của dự án như nguồn gây ô nhiễm, rủi ro, sự cố; tác động từ khí thải, mùi hôi, tiếng ồn, nước mưa, nước thải, chất thải rắn.
  • Các biện pháp giảm thiểu khí thải, mùi hôi, hệ thống xử lý nước thải tập trung, phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, chương trình quản lý, giám sát chất lượng môi trường tại dự án.
  • Lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến chuyên gia.
  • Tổng hợp báo cáo gồm viết hoàn thiện, in ấn, photo, chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu.

Để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như hoàn thành báo cáo ĐTM trong thời gian sớm nhất thì hãy liên hệ ngay Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ mọi thông tin chi tiết nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!