Quy định về lập ĐTM với dự án mở rộng

Các dự án đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi mở rộng dự án có cần thực hiện lại hay không? Nếu có thì dự án cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Các quy trình thực hiện có giống với thủ tục ban đầu hay không? Để giải đáp những thắc mắc này của bạn hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu về việc lập ĐTM dự án mở rộng qua nội dung dưới đây.

Lập ĐTM dự án mở rộng

1. Quy định về HSMT cho dự án mở rộng

Nếu doanh nghiệp có ý định mở rộng dây chuyền sản xuất thì được xếp vào dự án tăng quy mô, công suất (đã lập ĐTM). Như vậy, căn cứ vào Khoản 4, Điều 37 Luật BVMT 2020 và Điều 27 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì xác định:

  • Trường hợp dự án tăng quy mô, công suất (đối với việc mở rộng dây chuyền sản xuất chính, hoặc bổ sung thêm công trình, hạng mục) làm phát sinh chất thải không đáp ứng khả năng xử lý của các công trình BVMT thì phải lập lại ĐTM.
  • Khi dự án làm tăng tác động xấu đến môi trường khi thay đổi quy mô, công suất, công nghệ so với phương án trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt nhưng chưa được xếp vào dự án phải lập lại ĐTM thì lúc đó chủ đầu tư cần giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận từ cơ quan nhà nước.

2. Hồ sơ ĐTM đối với dự án mở rộng

Thủ tục cần thiết

  • Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
  • Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc hồ sơ môi trường cũ, file hoặc cuốn ĐTM, hồ sơ đã được phê duyệt.
  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT đã được phê duyệt (nếu có).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất hoặc xưởng/Quyết định giao đất,…
  • Với dự án thuê nhà xưởng phải có giấy chứng nhận đầu tư nhà xưởng, giấy phép xây dựng nhà xưởng, giấy phép hoàn công công trình của đơn vị thuê nhà xưởng, PCCC, quyết định phê duyệt ĐTM (nếu có).
  • Thỏa thuận đấu nối với vị trí xả thải, hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải.
  • Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường.
  • Thuyết minh dự án hiện có và mở rộng.
  • Báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc tương đương với phần mở rộng.
  • Cùng nhiều loại bản vẽ liên quan khác.

Hồ sơ ĐTM đối với dự án mở rộng

Một số lưu ý khác khi lập ĐTM dự án mở rộng

Việc lập lại ĐTM trong trường hợp này được thực hiện giống như quy trình lập ĐTM mới từ giai đoạn khảo sát, lấy mẫu phân tích nguồn thải, xác định nguồn thải, xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến việc tham vấn ý kiến, lập hội đồng thẩm định. Hiện nay đối với dự án mở rộng nhưng không lập đánh giá tác động môi trường sẽ bị phạt từ 150 – 200 triệu đồng (Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập ĐTM nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy, dệt nhuộm, trang trại chăn nuôi, thủy sản, khu dân cư, bệnh viện,… được nhiều khách hàng lựa chọn.

Với phương châm hoạt động luôn đặt uy tín – chất lượng lên hàng đầu, Hợp Nhất luôn sẵn sàng giúp doanh nghiệp thực hiện hồ sơ, báo cáo, giấy phép một cách đầy đủ, nhanh chóng cùng chi phí hợp lý nhất. Cần hỗ trợ thêm dịch vụ nào hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 hoặc bạn có thể để lại thông tin cần tư vấn, chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!