Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy định khi tham vấn báo cáo ĐTM

Tham vấn báo cáo ĐTM là công việc quan trọng không chỉ giúp hoàn thiện báo cáo ĐTM hoàn chỉnh hơn mà còn đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật. Gần đây, Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật BVMT 2020 đã có những quy định mới liên quan đến việc tham vấn ĐTM. Bên cạnh đối tượng tham vấn thì trách nhiệm của chủ dự án cũng quan trọng chẳng kém.

Quy định khi tham vấn báo cáo ĐTM

1. Các nội dung chính trong tham vấn ĐTM

Dựa vào điểm đ Khoản 3 Điều 33 của Luật BVMT 2020 và Khoản 2 Điều 26 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP các nội dung chính trong tham vấn ĐTM bao gồm các nội dung như:

  • Vị trí triển khai dự án.
  • Xác định những tác động từ dự án đến môi trường.
  • Xác định các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.
  • Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
  • Dự án phải có phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
  • Xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản hoặc chôn lấp chất thải.
  • Xác định phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

Nội dung chính trong tham vấn ĐTM

2. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư

Dựa theo Khoản 4 Điều 26 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP mà chủ dự án sẽ:

  • Tiến hành thực hiện hình thức tham vấn theo quy định (khoản 4 Điều 33 của Luật BVMT)
  • Các dự án đầu tư có hoạt động nhấn chìm vật chất ở biển, dự án có tổng lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày trở lên xả trực tiếp nước thải vào sông liên tỉnh, giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả ra ven bờ, chủ dự án tham vấn thêm ý kiến của UBND cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, giáp ranh để phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường
  • Các dự án quy định tại Phụ lục II của Nghị định này với lưu lượng xả thải ra môi trường từ 10.000 m3/ngày trở lên hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên thì cần tham vấn ít nhất 5 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động và chuyên gia môi trường. Và những dự án còn lại quy định tại Phụ lục II của Nghị định này chỉ cần tham vấn ít nhất 3 chuyên gia.
  • Các dự án có nguy cơ bồi lắng, xói lở hoặc xâm nhập mặn do Quốc hội, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, dự án nhấn chìm vật chất nạo vét xuống biển có tổng khối lượng 5.000.000 m3 trở lên, dự án có lưu lượng nước thải công nghiệp từ 10.000 m3/ngày trở lên (trừ dự án đấu nối nước thải vào HTXLNT tập trung) hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên thì chủ dự án phải lấy ý kiến tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán.
  • Các dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vùng lõi khu dự trữ sinh quyển từ 1 ha trở lên, chủ dự án cần lấy ý kiến tổ chức chuyên môn về tác động thực hiện dự án tới đa dạng sinh học.
  • Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện liên tỉnh, liên huyện thì chủ dự án cần tham vấn trên trang điện tử thông tin và bằng văn bản đối với UBND cấp tỉnh/cấp huyện nếu dự án nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh/huyện trở lên
  • Các dự án nằm trên vùng biển, thềm lục địa chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp xã, chủ dự án tham vấn trên trang thông tin điện tử và tham vấn bằng văn bản đến UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất thải vào bờ của dự án
  • Các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thì chủ dự án tham vấn trên trang thông tin điện tử và tham vấn thêm Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án

Đối với quá trình tham vấn thì chủ dự án đảm bảo thông tin thực hiện trung thực, tập hợp đầy đủ ý kiến của đối tượng cần tham vấn, tiếp thu, giải trình kết quả tham vấn và hoàn thiện báo cáo ĐTM trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền.

Việc tham vấn ĐTM không hề đơn giản đòi hỏi bạn phải am hiểu rõ quy định của pháp luật, do đó hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để chúng tôi hỗ trợ dịch vụ chi tiết nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!