Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Những bất cập trong quản lý môi trường

Tồn đọng nhiều vấn đề bất cập trong việc lập hồ sơ môi trường doanh nghiệp bởi thủ tục phức tạp, thiếu thực tế, cách thức quản lý và quy trình thực hiện,…

Nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng chưa hiểu rõ từng loại hồ sơ môi trường mà minh hiện có. Cũng có nhiều dự án đã và đang bắt đầu lập hồ sơ nhưng lại bị lúng túng trong quá trình thực hiện khiến báo cáo, giấy phép môi trường bị trễ, không đúng với thời gian dự định ban đầu.

Dưới đây là những hạn chế, khó khăn đối với một số loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp thường gặp phải. Bạn có thể tham khảo qua để hiểu thêm hoặc biết cách thực hiện đúng theo quy định tránh mất thời gian và chi phí.

Bất cập với giấy phép xả thải

Hiện nay, việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả thải vào nguồn nước bắt buộc phải thực hiện theo Luật BVMT 2014 và Luật Tài nguyên nước 2012. Tuy nhiên hiện nay lại có hai loại giấy phép xả thải gồm Giấy phép xả thải vào nguồn nước và Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi lần lượt do ngành tài nguyên và Bộ NN&PTNT cấp.

Mặc dù có phân định rõ nước thải từ hộ thoát nước, khu công nghiệp đảm bảo quy chuẩn do Bộ TNMT quản lý còn nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, KCN, khu dân cư nông thôn do Bộ NN&PTNT quy định.

Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy nếu ô nhiễm từ hệ thống thủy lợi cũng làm ảnh hưởng đến dòng chảy, sông ngòi tự nhiên. Trong đó, Luật BVMT 2014 cũng quy định nếu dự án quy mô xả thải lớn có nguy cơ tác động đến môi trường thì phải lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động và chuyển số liệu liên tục về Bộ TNMT kiểm soát.

Đối với việc xả thải có quy định thì các KCN phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó, hệ thống phải đảm bảo đủ công suất, được thiết kế, vận hành trước khi dự án đi vào hoạt động.

Hoặc những KCN gần nhau có thể sử dụng chung một HTXLNT. Điều đáng nói các trạm XLNT tập trung không nằm trong quy định bắt buộc dùng mà nó chỉ là dịch vụ mà doanh nghiệp có nhu cầu cần sử dụng.

Bất cập với HSMT ban đầu

Báo cáo ĐTM

Đối với báo cáo ĐTM vẫn chủ yếu thông qua hội đồng thẩm định mà các hoạt động lấy ý kiến tổ chức, cơ quan còn hạn chế nên không lấy đầy đủ ý kiến từ cộng đồng dân cư. Nhiều ĐTM thường bỏ qua bước lấy ý kiến hoặc không có sự tham gia phản biện từ phía người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án.

Thẩm định báo cáo ĐTM có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định ĐTM có được phê duyệt hay không để triển khai công trình theo đúng thực tế. Hoặc cũng có nhiều trường hợp vì không đủ số lượng thành viên mà hội đồng thẩm định phải tạm hoãn nhưng lại chưa được quy định trong nhiều văn bản luật.

Các hồ sơ ban đầu khác

Đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cho những dự án thuộc thẩm quyền xác nhận cấp xã gặp khó khăn trong quá trình quản lý, kiểm tra, giám sát vì không quy định trong chương trình giám sát.

Đối với xác nhận hoàn thành công trình BVMT với đối tượng đã hoạt động lâu năm không thuộc đối tượng theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP nhưng lại thuộc đối tượng phải lập hồ sơ theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Vì thế một số chủ dự án không biết phải thực hiện theo quy định nào cho đúng trường hợp này, nếu như các công trình không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật thì phải tiến hành cải tạo, nâng cấp.

Sau đó phải tiến hành vận hành thử nghiệm và lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo đúng quy định. Nhưng nếu như các công trình ban đầu vẫn đảm bảo yêu cầu thì chủ dự án không cần phải đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!