HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Đặc trưng của hồ sơ lớn về môi trường cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch với quy mô, công suất và khối lượng xả thải mà căn cứ vào đó để lập từng loại hồ sơ môi trường tương ứng.

Hầu hết, những loại hồ sơ đều có vai trò và chức năng riêng biệt. Vậy loại hồ sơ nào quan trọng và cần thiết nhất đối với doanh nghiệp?

Chỉ ưu tiên những loại “hồ sơ lớn”?

Đặc điểm của các hồ sơ lớn

Đa phần, các đơn vị hiểu hồ sơ lớn thuộc quyền quản lý của Sở TNMT và Bộ TNMT. Hồ sơ lớn thuộc những dự án lớn với quy mô, công suất sản xuất hàng nghìn tấn. Hồ sơ lớn có tổng giá trị, thời gian và chi phí lớn. Hầu hết những loại này tốn từ vài tháng và vài trăm triệu đồng, trải qua hàng loạt bước chuẩn bị mới được thẩm định, phê duyệt.

Hồ sơ trên tác động rất lớn đến việc xây dựng và vận hành dự án đầu tư. Hồ sơ môi trường như trên phải được công khai và đánh giá trực tiếp từ hội đồng thẩm định của UBND cấp tỉnh, Sở TNMT và Bộ TNMT.

Cách thức thực hiện những loại hồ sơ mất đến vài tháng vì các thủ tục hồ sơ, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp không được thuận lợi, thiếu thông tin hoặc bổ sung nội dung báo cáo liên tục.

Quy trình lập hồ sơ lớn

Với báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch BVMT áp dụng đối với dự án có quy mô lớn đến trung bình, mức độ gây ô nhiễm môi trường cao.

Việc hoàn thiện ĐTM/Kế hoạch BVMT mất vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu. Điều này khiến doanh nghiệp băn khoăn vì chi phí lập hồ sơ quá cao, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô nhỏ, trung bình.

hồ sơ lớn về môi trường cho doanh nghiệp

Không như các loại báo cáo, giấy phép khác như giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải hay báo cáo quan trắc môi trường thực hiện theo đúng thời gian quy định hoặc có thể sớm hơn. Còn với những HSMT lớn phải trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện dự án.

Ngoài ra, nhiều đơn vị suy nghĩ rằng chỉ cần các hồ sơ như trên là đủ, không cần thiết thực hiện các loại hồ sơ khác. Thực chất, cả ĐTM và Kế hoạch BVMT làm nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp hoàn thành các HSMT khác như giấy phép xả thải, báo cáo quan trắc, giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm,… cho những giai đoạn sau.

Doanh nghiệp nào cần lập HSMT?

Theo quy định của pháp luật, đối tượng cần lập HSMT khác nhau. Các đơn vị phải căn cứ vào đâu để xác định mình thuộc đối tượng thực hiện? Mỗi dự án sẽ có đặc thù như diện tích, quy mô, công suất, sản lượng sản xuất, khối lượng chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH) phát sinh.

Các căn cứ pháp lý quan trọng

  • Đối với ĐTM/Kế hoạch bảo vệ môi trường thì căn cứ vào Luật BVMT, Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm lớn, dự án thuộc bí mật quốc gia hoặc thuộc quyền thẩm định của nhà nước, chính phủ.
  • Đối với Giấy phép xả thải vào nguồn nước thì căn cứ vào Nghị định 201/2013/NĐ-CP với điều kiện dự án phải có HTXLNT hoàn chỉnh.
  • Đối với Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ thì căn cứ vào Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, Thông tư 31/2016/TT-BTNMT hoặc Thông tư 27/2017/TT-BTNMT với nội dung, đối tượng, tần suất và mẫu đơn cụ thể.
  • Đối với Sổ chủ nguồn thải thì căn cứ vào Luật BVMT, Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
  • Đối với Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thì căn cứ vào Thông tư 25/2019/TT-BTNMT được thực hiện với tần suất 1 lần/năm bao gồm nhiều loại hồ sơ quan trọng khác.
  • Đối với Giấy phép môi trường thì căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 sắp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Nếu Quý Doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn ở bất kỳ loại hồ sơ nào thì hãy liên hệ ngay với Dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí. Với đội ngũ tư vấn nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện thủ tục pháp lý một cách đơn giản, nhanh gọn và hoàn chỉnh nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!