Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án khai thác khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa không lập kế hoạch BVMT mà phải lập báo cáo đtm theo quy định của nhà nước.
Lập ĐTM dự án khai thác cát
Khai thác cát là nguyên nhân gây ra những biến đổi sinh học, vật lý, hóa học đến môi trường sống. Các rủi ro môi trường tác động nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước, tài nguyên tự nhiên, làm mất môi trường sống của nhiều sinh vật. Bên cạnh những hệ lụy trên, không chỉ làm ô nhiễm mà còn khiến bờ sông bị sạt lở, thay đổi dòng chảy,… do việc khai thác cát trên sông, kênh, rạch.
Khi quá trình khai thác diễn ra với tần suất mạnh mẽ làm thay đổi địa hình lòng sông, tăng độ đục, giảm hàm lượng oxy hòa tan, hạ thấp mực nước. Khi các dòng sông thay đổi diện mạo dẫn đến việc giảm thức ăn, mất môi trường sống, phá vỡ hô hấp, gia tăng căng thẳng dịch bệnh khiến quần thể thủy sản giảm sút đáng kể.
Vì thế việc phân tích rủi ro môi trường giúp đánh giá tác động môi trường từ việc khai thác cát để xác định mức độ dự án tác động, đảm bảo tiến độ phát triển bền vững kinh tế – xã hội.
Các đơn vị tư vấn môi trường từ kinh nghiệm và chuyên môn sẽ dựa trên nhiều phương pháp khác nhau để hoàn thiện ĐTM. Một số chi phí mà doanh nghiệp phải chịu, gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý; chi phí trong việc hoàn chỉnh nội dung báo cáo; chi phí thực địa, chi phí đi lại cùng nhiều khoản chi phí khác.
Lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản
Các hoạt động khai thác khoáng sản luôn được nhà nước kiểm soát. Trong đó có việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Cần lưu ý trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày giấy phép hết hạn thì chủ dự án cần nộp đơn xin giấy phép khai thác mới.
Quan trọng hơn, dự án phải hoàn thiện việc lập báo cáo ĐTM đối với hoạt động khai thác và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Theo quy định trong việc khai thác khoáng sản thì chủ dự án cần thực hiện công tác bảo vệ môi trường, hoàn chỉnh việc xây dựng công trình BVMT nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Yêu cầu đối với dự án
- Thực hiện vận hành thử nghiệm, xác nhận hoàn thành công trình BVMT như hệ thống thu gom nước, hệ thống phun sương trong giai đoạn đập, nghiền và băng tải.
- Thực hiện biện pháp phòng ngừa, giảm tác động từ thuốc nổ hạn chế khí thải.
- Dự án cần trồng cây xanh xung quanh khu vực mỏ để giảm khuếch tán bụi, tiếng ồn ra môi trường xung quanh.
- Từ thực trạng ô nhiễm tại khu vực khai thác, việc đánh giá, quan trắc môi trường không khí là cần thiết để điều chỉnh hoạt động khai thác tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.
Một số hạn chế còn tồn tại ở doanh nghiệp
- Không có đủ khả năng vận chuyển, xử lý CTNH, gây nhiều khó khăn do hoạt động từ dự án. Việc khai thác chưa đảm bảo đúng với thiết kế, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động.
- Nhiều dự án không xác nhận hoàn thành công trình trong giai đoạn vận hành, chưa thực hiện đầy đủ việc quan trắc, không cải tạo, phục hồi môi trường.
Các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên thường tác động rất lớn đến môi trường xung quanh. Do đó, chủ dự án cần chủ động hơn trong việc lập HSMT quan trọng. Và Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất luôn sẵn sàng để hỗ trợ Quý KH hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của nhà nước. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!