Doanh nghiệp nào cần lắp đặt quan trắc khí thải tự động? Điều kiện, cấu tạo, thông số và vai trò của hệ thống này? Làm sao để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo yêu cầu?
Có rất nhiều ngành công nghiệp hoạt động nhưng mức độ gây ô nhiễm môi trường lại rất lớn. Một số ngành có mức phát thải thường vượt ngưỡng cho phép như nhiệt điện, sản xuất giấy, dệt nhuộm, luyện kim, khai thác khoáng sản, lọc hóa dầu,…
Nhưng hầu như vẫn chưa hoàn thiện các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề môi trường. Lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động nhằm báo cáo kết quả quan trắc môi trường là rất cần thiết đối với doanh nghiệp.
- Đối với chủ nguồn khí thải công nghiệp có lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục.
- Dự án nếu thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc tự động phải có camera theo dõi, truyền số liệu về Sở TNMT trước ngày 31/12 hằng năm.
- Hệ thống tự động phải lắp đặt trước khi dự án vận hành.
Đối tượng để quan trắc khí thải
Để đáp ứng nhu cầu BVMT và quan trắc môi trường định kỳ, doanh nghiệp phải bố trí thiết bị quan trắc tự động theo nhiều quy định khác nhau. Do đó, để tìm hiểu thêm những yêu cầu khác đối với thiết bị quan trắc phải kể đến Thông tư 24/2017/TT-BTNMT và Nghị định 40/2019/NĐ-CP liên quan đến công tác lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Cụ thể:
- Áp dụng với dự án, cơ sở có nguồn phát thải lớn thuộc Phụ lục I Mục III.
- Áp dụng với các lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung có quy mô cấp tỉnh.
- Áp dụng với khí thải của cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng lập ĐTM.
- Áp dụng với cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hay vi phạm nhiều lần.
- Cùng một số dự án khác do UBND cấp tỉnh quyết định.
Quan trắc khí thải tự động cho những thông số nào?
Để quá trình quan trắc diễn ra thuận lợi, cần dựa vào mục tiêu, quy chuẩn kỹ thuật, đặc điểm nguồn thải, lưu lượng, loại hình sản xuất, quy mô và các yêu cầu khác. Đây cũng là cách xác định và chia các thông số quan trắc thành:
- Quan trắc đối với thông số môi trường cố định: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, oxy dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO.
- Quan trắc đối với thông số môi trường đặc thù: xác định theo từng ngành nghề có nêu rõ trong phê duyệt báo cáo đtm hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Lợi ích của hệ thống quan trắc khí thải tự động
- Công cụ đánh giá hiệu quả các quá trình sản xuất và theo dõi chất lượng hệ thống xử lý khí thải.
- Cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý nắm rõ những thông số quan trọng phục vụ cho công tác quản lý khí thải công nghiệp từng địa phương.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng lập báo cáo công tác môi trường, kiểm soát ô nhiễm.
- Đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất với các tiêu chuẩn khí thải môi trường.
Cấu tạo của hệ thống quan trắc tự động
- Các thiết bị quan trắc tự động, liên tục dùng để đo, phân tích và cho ra kết quả quan trắc các thông số. Căn cứ vào đây để phân chia thành 2 phương pháp lắp đặt thiết bị gồm lắp trực tiếp trên ống khói và lắp gián tiếp qua việc trích hút mẫu.
- Thiết bị thu thập lưu trữ và truyền dữ liệu để truyền liên tục thông số về cơ quan quản lý môi trường.
- Bình khí chuẩn: là bình khí đơn lẻ và cung cấp hỗn hợp khí chuẩn cho quá trình kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.
- Lắp đặt camera để cung cấp hình ảnh trực tuyến qua vị trí lắp đặt thiết bị.
- Ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng như nhà trạm, nguồn điện, thiết bị báo cáo, báo khói, chống sét và lan truyền.
Quý Khách hàng cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì liên quan đến lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải công nghiệp tự động thì hãy liên hệ qua Hotline 0938.857.768. Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất với chất lượng uy tín, sản phẩm vượt trội, nhỏ gọn, giá thành cạnh tranh, dễ lắp đặt và vận hành sẽ giúp Khách hàng ổn định quá trình sản xuất và kinh doanh.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!