Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có cần lập hồ sơ môi trường? Căn cứ theo quy định nào để thực hiện thủ tục hồ sơ tương ứng? Với những thắc mắc này, Công ty dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ một số thông tin về việc này.

1. Cơ sở pháp lý lập hồ sơ môi trường cơ sở giết mổ gia súc
Để thực hiện hồ sơ môi trường của cơ sở giết mổ gia súc hoặc của bất kỳ ngành nghề nào, chúng ta cần căn cứ vào các băn bản pháp luật hiện hành hiện nay bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Nghị định số 05/2025/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT;
- Thông tư số 07/2025/TT-BTNMT (Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
- Luật Đầu tư công 2024.
2. Các loại hồ sơ môi trường của cơ sở giết mổ gia súc
Tùy vào quy mô, công suất, lượng chất thải phất sinh mà các cơ sở giết mổ gia súc sẽ thực hiện hồ sơ môi trường theo qquy định. Dưới đây là một số hồ sơ môi trường của cơ sở giết mổ gia súc:
2.1. Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP, dự án đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc nhóm I là những dự án có công suất từ 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 10.000 gia cầm/ngày trở lên
Dự án nhóm II là những dự án có công suất từ 100 đến dưới 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 1.000 đến dưới 10.000 gia cầm/ngày có chứa các yếu tố:
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Đối với các cơ sở giết mổ gia súc

2.2. Hồ sơ Giấy phép môi trường
Theo Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, các cơ sở giết mổ gia súc nếu có phất sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường thì phải lập giấy phép môi trường.
2.3. Hồ sơ Đăng ký môi trường
Theo Khoản 1, Điều 49, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

2.4. Hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Là loại là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường là chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải.
Hay nói cách khác, chủ cơ sở giết mổ gia súc đã đi vào hoạt động và có hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường thì thưc hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm.
2. Vai trò hồ sơ môi trường đối với các cơ sở giết mổ
Tuy hồ sơ môi trường không phải là một tài liệu đồ sộ hay phức tạp về hình thức, nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò của hồ sơ môi trường đối với các cơ sở giết mổ:

- Tuân thủ quy định pháp luật: Hồ sơ môi trường là căn cứ pháp lý để chứng minh cơ sở giết mổ gia súc tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường. Là điều kiện bắt buộc để được cấp phép xây dựng, hoạt động và duy trì sản xuất.
- Gắn liền với định hướng phát triển bền vững: Một bộ hồ sơ bài bản giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường chuyên nghiệp, dễ dàng mở rộng quy mô và tiếp cận thị trường xuất khẩu.
- Nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp: Thể hiện trách nhiệm xã hội và cam kết phát triển bền vững. Là điểm cộng khi tham gia đấu thầu, tiếp cận thị trường quốc tế, hoặc hợp tác với đối tác có yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường (ISO, ESG…).
- Xác định và quản lý các rủi ro môi trường: Giúp doanh nghiệp nhận diện nguồn phát sinh chất thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn,… Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, từ đó hạn chế nguy cơ bị sự cố môi trường hoặc bị khiếu nại từ cộng đồng.
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất là đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc lập nhiều loại HSMT ở nhiều ngành nghề khác nhau, Quý Khách có nhu cầu tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường, xin vui lòng liên hệ Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!