Quan trắc môi trường là việc thực hiện văn bản, báo cáo của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, KCN theo quy định của nhà nước. Với Dự thảo luật sửa đổi sắp tới, năm 2020 đánh dấu cột mốc thay đổi hàng loạt quy định trong đó có sửa đổi giảm tần suất lập báo cáo quan trắc định kỳ cho doanh nghiệp.
Vì sao phải quan trắc môi trường thường xuyên?
Quản lý môi trường – kinh tế
Phát triển kinh tế luôn gắn liền với công tác BVMT nhằm duy trì ổn định các bước tăng trưởng và giá trị tăng trưởng ở từng ngành nghề/lĩnh vực. Đa phần, những thông tin về môi trường được thu thập và quản lý định kỳ theo tháng hoặc theo năm. Cơ quan quản lý và doanh nghiệp căn cứ vào đó để quản lý có hiệu quả những chuyển biến và thay đổi bất thường các nguồn gây ô nhiễm.
Ý nghĩa quan trọng của quan trắc giúp doanh nghiệp tuân thủ và xây dựng khung quy chuẩn đảm bảo các mục tiêu như xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, đánh giá hiện trạng, cảnh báo nguy cơ suy thoái và ô nhiễm có thể xảy ra.
Nhờ việc phát hiện kịp thời những ảnh hưởng xấu giúp đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như thế nào. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kịp thời điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu sản xuất và nâng cao giá trị của sản phẩm.
Đặc biệt là lợi ích kinh tế mang lại trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Việc QTMT là giải pháp duy nhất tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy, hải sản. Nguyên nhân là do môi trường nước có những ảnh hưởng đến chất lượng tôm, cá và các loài sinh vật khác. Theo đó, tần suất quan trắc thường tập trung vào thời điểm giao mùa, diễn biến xấu, chênh lệch nhiệt độ hoặc thay đổi bất thường của oxy hòa tan giữa ngày và đêm.
Mang lại lợi ích cho con người và xã hội
Quy định về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chủ yếu thực hiện ở các KCN, nhà máy, khu tài nguyên quý giá cần được quản lý nghiêm ngặt. Hoạt động quan trắc phân tích chỉ tiêu nước thải, khí thải, CTR, tiếng ồn,… để đánh giá quy chuẩn hàm lượng chất ô nhiễm có vượt quá nồng độ cho phép hay không. Nhờ vậy mà đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống con người và chất lượng môi trường.
Công nghiệp hóa ngày càng phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng lan rộng và có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, nhu cầu xử lý nước thải ngày càng nhiều nên cần sinh trắc môi trường theo đúng với tần suất quy định. Điều này còn giảm được các nguy cơ đe dọa xấu đến điều kiện sinh hoạt, lao động của con người cũng như các hệ sinh thái tự nhiên.
Phân loại quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường được cơ quan nhà nước quản lý và quy định bằng pháp luật. Mặc dù có những thay đổi nhất định nhưng về cơ bản, quan trắc bao gồm:
Quan trắc môi trường nước
Theo quy định của Bộ TNMT thì báo cáo quan trắc môi trường nước là quy trình đo đạc, đánh giá về chất lượng nước. Dưới đây là các lĩnh vực và loại hình cần quan trắc:
- Quan trắc môi trường nước lục địa: gồm nước thải, sông, suối, ao, hồ,… thông thường tần suất phải thực hiện là 6 lần/năm.
- Môi trường nước biển: tần suất quan trắc lâu hơn từ 3 – 5 năm.
Quan trắc môi trường không khí
- Không khí là môi trường để con người, động – thực vật tiếp xúc và duy trì cuộc sống. Do đó, quan trắc diễn ra nhờ thực hiện tổ hợp máy móc, thiết bị có khả năng đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí. Các dữ liệu thu thập được truyền liên tục về cơ quan quản lý về BVMT để theo dõi, kiểm soát và quản lý.
- Các chỉ tiêu quan trắc thường là SO2, NO2, NOx, CO, O3 TSP, PM10, PM2.5 cùng nhiều kim loại nặng khác.
Quan trắc tiếng ồn
- Cần xác định mức độ tiếng ồn có đạt chuẩn cho phép hay không và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như thế nào.
- Cần phân biệt các nhóm, loại tiếng ồn để đưa ra những đánh giá và cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn.
- Tần suất quan trắc tiếng ồn và độ rung tối thiểu là 4 lần/năm.
Bạn cần tìm công ty tư vấn môi trường uy tín và chất lượng. Bạn cần tìm đơn vị lập các loại hồ sơ môi trường như ĐTM, kế hoạch BVMT, giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải,… nhưng không biết phải làm thế nào. Hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để Hợp Nhất có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!