HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập ĐTM cho nhà máy chế biến thủy sản

Các hoạt động từ chế biến thủy sản lại gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đến môi trường, nếu doanh nghiệp không kịp bổ sung các thủ tục hồ sơ pháp lý sẽ bị cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử phạt theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, lập ĐTM cho nhà máy chế biến thủy sản nhằm hạn chế và ngăn chặn những ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe của con người.

Lập ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

1. Thực trạng ngành chế biến thủy sản ở nước ta

Việt Nam hiện đang đứng thứ 7 thuộc các quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Chỉ tính riêng xuất khẩu tôm, nước ta đứng thứ 5 thế giới chỉ sau Thái Lan, Indonesia, Ecuado, Ấn Độ. Nước ta có điều kiện địa lý thuận lợi, diện tích sông ngòi, ao, hồ, kênh, rạch dày đặc, chưa kể đến giáp biển Đông càng tạo ra lợi thế lớn trong việc nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Ngành chế biến thủy sản tập trung chủ yếu tại vùng ven biển và các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ và với nguồn nguyên liệu dồi dào với sản lượng lớn và tương đối ổn định như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá basa, cá tra,… các sản phẩm chế biến thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Các loại hình sản phẩm của ngành chế biến thủy sản chủ yếu vẫn là sản phẩm đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, nước mắm, bột cá và chế biến đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất. Nước ta có 75% cơ sở chế biến thủy sản đạt chuẩn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm 171 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường châu Âu, 275 cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, 295 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc.

Ngành chế biến thủy sản

2. Căn cứ pháp lý lập ĐTM cho nhà máy chế biến thủy sản

  • Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường 2020;
  • Căn cứ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
  • Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

3. Các phương pháp lập ĐTM cho nhà máy chế biến thủy sản

Phương pháp thống kê

Đây là phương pháp thu thập các số liệu liên quan đến khí tượng, thủy văn, kinh tế – xã hội tại khu vực dự án được cấp phép xây dựng. Ngoài ra, dự án cũng được xem xét nghiên cứu dựa vào từng thành phần của môi trường sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu dự án đi vào hoạt động chính thức.

Phương pháp liệt kê

Là phương pháp nhận diện tác động của môi trường bằng việc lập bảng liệt kê mối quan hệ hoạt động của dự án liên quan đến các thông số của dự án. Có 2 kiểu liệt kê phổ biến là bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt kê đánh giá sơ bộ:

  • Bảng liệt kê đơn giản: Đây là dạng câu hỏi với các vấn đề môi trường liên quan đến dự án với kiến thức.
  • Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ: Đây là phương pháp lập bảng với các mức độ khác nhau với các tác động không rõ rệt, mang tính chất phán đoán dựa vào các kiến thức kinh nghiệm của chuyên gia.

Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Đây là phương pháp đánh giá lưu lượng, nồng độ với các chỉ số ô nhiễm về nguồn nước, khí thải, tiếng ồn, độ rung có phát sinh từ dự án đang hoạt động.

Lấy mẫu nước thải

Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến trực tiếp từ đội ngũ chuyên gia  có kinh nghiệm trong việc đánh giá tác động môi trường.

Phương pháp dự báo

Dựa trên những tính toán chi tiết, những thông số cụ thể mà đưa ra các dự báo tác động liên quan đến môi trường như dự báo về mức độ ô nhiễm nguồn nước, dự báo về hàm lượng bụi phát sinh, dự báo về tiếng ồn.

Phương pháp ma trận

Việc tính toán và so sánh các số liệu với nhau sẽ dựa trên các sô liệu được sắp xếp theo mô hình ma trận.

Phương pháp mô hình hóa

Đây là phương pháp mô phỏng các tác nhân ô nhiễm để căn cứ vào đó mà có thể nhận định, đánh giá và phân tích chính xác hơn.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thì của dự án đầu tư.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan khác như: 

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy phép kinh doanh
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
  • Bản vẽ vị trí khu đất

Hồ sơ lập ĐTM nhà máy thủy sản

5. Nơi tiếp nhận báo cáo lập ĐTM cho nhà máy chế biến thủy sản

Theo Điều 35, Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm”

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
  • Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

Ngoài dịch vụ tư vấn môi trường, công ty môi trường Hợp Nhất còn chuyên xử lý nước thải, xây dựng hệ thống, bảo trì – bảo dưỡng, nuôi cấy vi sinh vật, cung cấp các nguyên vật liệu, hóa chất khử trùng. Để biết thêm thông tin chi tiết về chủng loại, thông tin thiết bị – máy móc và báo giá, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!