HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập báo cáo quan trắc cho cơ sở dệt nhuộm

Lập báo cáo quan trắc cho cơ sở dệt nhuộm là một trong những dịch vụ mà công ty môi trường Hợp Nhất thực hiện thường xuyên. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng ngành dệt nhuộm ở nước ta như thế nào nhé.

Thực trạng ngành dệt nhuộm ở Việt Nam

Mặt tích cực

Với những tín hiệu tích cực mà ngành dệt nhuộm mang đến, nền kinh tế – xã hội nước ta thay đổi rõ rệt trong thời gian. Trong đó, ngành này không ngừng mở rộng về quy mô và dây chuyền sản xuất với hàng loạt sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng lượng về giá trị sử dụng đã đóng góp không nhỏ đến ngân sách nhà nước, giải quyết và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người khác nhau.

Thay thế những công nghệ cũ kỹ và lạc hậu, ngành dệt nhuộm dần thay đổi bằng cách sử dụng và áp dụng nhiều máy móc – thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất thông minh và công nghệ được chuyển giao từ các nước phát triển trên thế giới. Với hàng nghìn tấn vải sản xuất mỗi năm, hàng trăm mẫu thiết kế mới được giới thiệu cộng với điều kiện tự nhiên, điều kiện về đội ngũ nhân công dồi dào mà khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và sản xuất.

Hậu quả để lại

Khó có thể lường trước được những hậu quả nghiêm trọng mà ngành này gây ra đối với môi trường sống. Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều thành phần ô nhiễm cao, chưa được xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường vì thế mà nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề với các thông số kỹ thuật đều vượt ngưỡng quy định.

Lập báo cáo quan trắc cho cơ sở dệt nhuộm
(Hình: Lập báo cáo quan trắc cho cơ sở dệt nhuộm)

Một số loại ô nhiễm môi trường do các cơ sở dệt nhuộm gây ra

Ô nhiễm nguồn nước

Trung bình ngành dệt nhuộm cần khoảng 16 – 900 m3 nước cho 1 tấn sản phẩm, phục vụ chủ yếu tại các giai đoạn hồ sợi, giũ hồ, tẩy nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm. Quá trình này sử dụng một hàm lượng lớn thuốc nhuộm và chất trợ nhuộm, các thành phần này không ổn định, có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết bị nhuộm, nguyên liệu cùng với thuốc nhuộm có bản chất và đặc trưng khác nhau.

Nước thải dệt nhuộm thường có hàm lượng BOD, COD, nhiệt độ, độ màu cao. Lượng nước thải này sẽ phá hủy toàn bộ môi trường sống nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm còn chứa nhiều nguồn độc nguy hiểm như muối, chất hoạt động bề mặt, ion kim loại cùng các phức hợp kim loại, boxit và anion độc hại.

Ô nhiễm không khí

Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh khí thải, ngành dệt nhuộm cũng không ngoại lệ. Hầu hết các quy trình trong các nhà máy dệt đều phát sinh khí thải, chúng được xem là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 chỉ sau nước thải.

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh tại một số nguồn chính như:

  • Tại các phân xưởng tẩy nhuộm: hơi hóa chất tẩy và nhuộm
  • Tại các phân xưởng sợi, dệt may: phát sinh bụi bông và tiếng ồn
  • Tại máy phát điện và cung cấp nhiệt: vì sử dụng dầu FO để chạy máy nên khí thải chủ yếu phát sinh chủ yếu là SO2, SO3, CO, CO2, NO2, tiếng ồn và bụi
  • Tại công đoạn nấu vải cũng góp phần thải ra khí Clo hoặc H2SO4

Cần hạn chế việc ô nhiễm không khí vì loại ô nhiễm này rất khó để lấy mẫu kiểm tra và định lượng nồng độ ô nhiễm trong mỗi lần đánh giá tổng quan. Phần lớn các cơ sở dệt nhuộm chưa đầu tư đầy đủ công tác xử lý khí thải và cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm từ chất thải rắn

Chất thải rắn bao gồm vải, sợi vụn, sợi, vải hỏng và bao gói phế liệu còn tồn dư không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn có sự hiện diện của thùng đựng hóa chất, ống giấy cuộn, ống sợi trong quá trình nhuộm và dệt kim.

Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc cho cơ sở dệt nhuộm

  • Tổng hợp khái quát thông tin, nhu cầu của chủ dự án.
  • Khảo sát tình hình kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên và thu thập số liệu về hiện trạng môi trường của dự án đang thực hiện.
  • Đánh giá và tìm nguyên nhân gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại, độ rung,…
  • Quan trắc môi trường xung quanh và đánh giá tác động nguồn gây ô nhiễm đối với khu vực xung quanh như sức khỏe con người, hệ sinh thái.
  • Đề xuất phương án giảm thiểu mức độ ô nhiễm bằng phương pháp xử lý chất thải, xử lý nước thải, khí thải,… từ quá trình xây dựng lắp đặt đến quy trình vận hành hệ thống bài bản.
  • Lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm đi xét nghiệm.
  • Chờ kết quả đo mẫu.
  • Chuẩn bị và hoàn thiện quá trình viết báo cáo giám sát môi trường.
  • Gởi báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.
  • Chờ và nhận báo cáo quan trắc môi trường đã được phê duyệt.

Cơ quan tiếp nhận và thẩm duyệt hồ sơ

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Ban quản lý khu công nghiệp.
  • Ban quản lý khu kinh tế.
Công ty môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)

Sử dụng dịch vụ nào để lập báo cáo quan trắc cho cơ sở dệt nhuộm

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất luôn giải quyết mọi khó khăn của Quý khách hàng một cách ổn thỏa và uy tín nhất, bởi vì:

  • Hợp Nhất sở hữu đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn sâu cùng nền tảng kiến thức vững chắc.
  • Hợp Nhất chuyên lập các loại hồ sơ môi trường, trong đó có lập báo cáo quan trắc môi trường cho cơ sở dệt nhuộm.
  • Hợp nhất có dịch vụ cấp hồ sơ chi phí cạnh tranh, thời gian nhanh chóng và hợp lý nhất.
  • Hợp nhất chúng tôi có nền tảng khách hàng trải dài trên khắp đất nước.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!