HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

Quy trình đăng ký sổ và cấp lại sổ chủ nguồn CTNH ra sao? Cần căn cứ vào Nghị định hoặc Thông tư nào của Pháp luật?

Đối với nguồn phát sinh chất thải nguy hại cần được xử lý “gọn gàng” nhằm bảo vệ môi trường sống, để thực hiện các hoạt động sản xuất mà không vi phạm pháp luật bắt buộc phải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH. Vậy thủ tục đăng ký, cấp lại, sử dụng chung nguồn chất thải được áp dụng với các đối tượng nào?

Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại

1. Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

1.1 Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Các tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải nguy hại hoàn thiện hồ sơ trong thời gian quy định và trình nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu chưa hợp lệ, chưa đầy đủ trong thời gian 5 ngày. Hồ sơ sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận chuyên môn để tiếp tục xử lý.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét và cấp sổ đăng ký chất thải nguy hại.
  • Bước 4: Trả kết quả hồ sơ.

Trường hợp cơ sở, doanh nghiệp có tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hằng năm không vượt quá 600 kg/năm và không phát sinh chất thải nguy hại thì đối tượng này không cần đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại nhưng phải lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu (quy định tại Phụ lục 4A kèm thông tư 36/2015/TT-BTNMT).

1.2 Hồ sơ cần chuẩn bị

  • 1 đơn đăng ký sổ chủ chất thải nguy hại
  • 1 bản sao chứng nhận giấy đăng ký doanh nghiệp
  • Hồ sơ, giấy tờ liên quan đối với trường hợp tái sử dụng, tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng chất thải nguy hại theo quy định
  • Các giấy tờ, hồ sơ liên quan để thay đổi, bổ sung nội dung so với hồ sơ đăng ký lần đầu.

2. Thủ tục cấp lại sổ chủ nguồn chất thải nguy hại

2.1 Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ nguồn chất thải nguy hại nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở phát sinh CTNH.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo với đối tượng cấp lại sổ chủ nguồn thải để hoàn thiện hồ sơ và tiến hành xem xét và cấp lại.

Với đối tượng chủ nguồn CTNH tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng phát sinh tại cơ sở phát sinh CTNH, cần thời hạn 20 ngày để Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp lại sổ chủ CTNH.

Bước 3: Chủ nguồn chất thải tiếp nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc qua bưu điện.

2.2 Hồ sơ cấp lại sổ chủ

  • Đơn đăng ký chủ nguồn thải nguy hại được quy định tại Phụ lục 6A (kèm thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính).
  • Giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký ban đầu.

Lưu ý: Bản sao về giấy tờ trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo theo quy định tại thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường không cần chứng thực nhưng phải có dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng bản sao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản trước khi nộp cho cơ quan thẩm quyền.

3. Khi nào cơ sở, doanh nghiệp sử dụng chung nguồn chất thải nguy hại?

Trường hợp sử dụng chung nguồn CTNH được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chủ nguồn CTNH chỉ được phép đăng ký chung cho cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc lựa chọn một điểm đầu mối để đăng ký chung với cơ sở phát sinh CTNH có phạm vi trải dài một tỉnh.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Sở Tài nguyên và môi trường, hồ sơ liên quan bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu (quy định tại phụ lục 6A kèm Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
  • Các giấy tờ, hồ sơ liên quan trong việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký lần đầu.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng giấy tờ tương đương.

Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, hãy đến với Hợp Nhất – chuyên lập các loại hồ sơ môi trường uy tín lâu năm chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, kịp thời và chất lượng nhất.

Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho 7 loại giấy phép thành phần trước kia

*** Lưu ý: Theo Luật BVMT 2020, hiện nay Giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho sổ chủ nguồn CTNN cùng với các loại giấy phép môi trường trước đây. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không làm hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại mà sẽ thực hiện Giấy phép môi trường. 

Cụ thể: 

Theo điểm d khoản 2 Điều 42 Luật BVMT 2020: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01.01.2022), trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần).

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

  • Địa chỉ: 965/16/23L Quang Trung, P14, Gò Vấp. TP. HCM
  • Chi nhánh Bình Định: Đường Nguyễn Quý Đức, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định
  • Chi nhánh Cà Mau: Số 8, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Tp Cà Mau
  • Điện thoại: 028.3831.5423 –  0938.857.768
  • Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com
  • Website: https://hosomoitruong.com.vn

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!