HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

5 nhóm ngành công nghiệp phải lập ĐTM

Những doanh nghiệp hoạt động ở quy mô hoạt động, công suất và xả thải lớn phải lập ĐTM – đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Vì thế hôm nay, Hợp Nhất sẽ đưa ra một số quy định để thực hiện ĐTM đối với 5 lĩnh vực như trên.

Nhà máy sản xuất xi măng, dệt nhuộm, chế biến gỗ, phân bón, nuôi trồng thủy sản có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường từ chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH).

Đối tượng lập ĐTM theo Nghị định 40

Với 5 lĩnh vực này thì phải lập ĐTM theo những đối tượng dưới đây:

  • Với lĩnh vực sản xuất xi măng: áp dụng với tất cả dự án có công đoạn sản xuất clinker hoặc trạm nghiền xi măng có công suất từ 100.000 tấn/năm trở lên.
  • Đối với ngành dệt nhuộm: áp dụng với dự án đầu tư cơ sở nhuộm với công suất từ 1.000.000 m2/năm trở lên hoặc 200 tấn sản phẩm/năm trở lên. Đồng thời với những dự án dệt không có công đoạn nhuộm có công suất từ 20.000.000 m2 vải/năm trở lên hoặc từ 4.000 tấn vải/năm trở lên.
  • Với lĩnh vực chế biến gỗ: áp dụng với dự án chế biến gỗ với công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm hoặc cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích (kho, bãi, nhà xưởng) có quy mô từ 10 nghìn m2 trở lên.
  • Với lĩnh vực chế biến phân bón: áp dụng với dự án sản xuất phân hữu cơ, phân sinh học với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
  • Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng với dự án có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên.

5 nhóm ngành công nghiệp phải lập ĐTM

Những căn cứ pháp lý lập ĐTM

  • Căn cứ theo Luật BVMT 2014.
  • Căn cứ theo những quy định của Nghị định 40 của Chính phủ ban hành năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định, quy định chi tiết, thi hành Luật BVMT của Nhà nước.
  • Căn cứ theo Thông tư 25/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Luật BVMT và quy định chi tiết liên quan đến quan trắc môi trường.

Lập ĐTM thực hiện theo những quy trình nào?

  • Trước khi lập ĐTM, chủ dự án phải tìm đơn vị tư vấn môi trường tiến hành khảo sát các vấn đề liên quan đến dự án.
  • Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá và phân tích các số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội.
  • Quy trình thực hiện cần lấy mẫu, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường, nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
  • Nội dung báo cáo ĐTM không thể thiếu biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng phương án quản lý môi trường như xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý CTR.
  • Công ty tư vấn tiến hành tham vấn cộng đồng dân cư, lấy ý kiến chuyên gia, xây dựng chương trình giám sát môi trường.
  • Lập hội đồng thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ và trình nộp lên cơ quan phê duyệt.

Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM

  • Bộ TNMT tổ chức thẩm định đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án liên ngành, liên tỉnh.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ áp dụng với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình.
  • Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư hoặc dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.
  • UBND cấp tỉnh với dự án đầu tư trên địa bàn.

Theo đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ ĐTM thẩm định gồm văn bản đề nghị, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường. Để hiểu rõ hơn về ĐTM? Các quy định như thế nào? Nếu bạn cần tư vấn lập ĐTM thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất để được tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!