Tùy vào ngành nghề sản xuất và quy mô hoạt đông mà mà chủ doanh nghiệp cần lập hồ sơ môi trường đáp ứng các yêu cầu cơ bản về nội dung, thủ tục, quy trình, thời gian và tần suất thực hiện. Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động và doanh nghiệp đang hoạt động sẽ có các yêu cầu cơ bản khi lập hồ sơ môi trường.
1. Các yêu cầu cơ bản khi lập hồ sơ môi trường
Hiện nay tùy vào từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh và trạng thái của doanh nghiệp (chưa đi vào hoạt động hoặc đã đi vào hoạt động) mà chủ đầu tư cần lập các loại hồ sơ môi trường phù hợp như:
- Lập hồ sơ đăng ký môi trường
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 9ĐTM)
- Lập giấy phép môi trường
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1.1. Lập hồ sơ Đăng ký môi trường
Đối tượng thực hiện (Theo Khoản 1, Điều 49, Luật BVMT 2020)
a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Nội dung đăng ký môi trường (Theo Khoản 4, Điều 49, Luật BVMT 2020)
1.2. Lập Giấy phép môi trường
Theo Khoản 8, Điều 3, Luật BVMT 2020, Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường (Theo Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
1.3 Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Đánh giá tác động môi trường áp dụng đối với những dự án có quy mô, công suất lớn (căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP). Ở nước ta, có nhiều dự án quy mô lớn, phạm vi tác động rộng nhưng lại chưa có giải pháp hợp lý giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái và xã hội. Do đó để đánh giá, nhận diện toàn diện nguồn thải cần lập ĐTM với nhiều phương án biện pháp đánh giá trung thực, tổng hợp số liệu, thông tin quan trọng liên quan.
Tiêu chí – nội dung trong báo cáo
Việc khảo sát thực tế, đánh giá và phân tích dự án trước khi viết báo cáo khá quan trọng. Trong giai đoạn này giúp bạn xác định nguồn thải ô nhiễm, tính toán chính xác biện pháp ứng phó, xử lý kịp thời. Do đó mà các phương pháp trong báo cáo ĐTM được lựa chọn tùy theo từng lĩnh vực sản xuất và điều kiện môi trường nhất định.
Các kết luận trong ĐTM phải rõ ràng, khách quan và đáng tin cậy. Nội dung báo cáo chính xác mạch lạc, súc tích và nêu rõ vào vấn đề trọng tâm. Thông thường báo cáo sẽ được thẩm định, lấy ý kiến để hoàn thiện trước khi nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Yêu cầu cơ bản nhất trong đánh giá tác động môi trường phải gắn liền với tình hình phát triển kinh tế, hướng đến các mục tiêu dài hạn như bảo đảm an toàn nguồn tài nguyên có giá trị, bảo vệ sức khỏe con người, tăng cường phục hồi môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tối đá.
Nhờ báo cáo ĐTM mà chủ đầu tư thực hiện nhiều biện pháp quản lý, ứng dụng công nghệ mang tính khả thi hơn để giảm tác động tiêu cực.
1.4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp, bao gồm:
- Báo cáo giám sát chất lượng môi trường.
- Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường.
- Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
- Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Theo điểm a, Khoản 2, Điều 119, Luật BVMT 2020, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ 01 năm 01 lần.
Theo Khoản 2, Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và Quyết định 3323/QĐ-BTNMT về đính chính Thông tư 02/2022/TT-BTNMT: Thời gian gửi báo cáo định kỳ: Trước ngày 15/01 của năm tiếp theo.
2. Dịch vụ lập hồ sơ môi trường trọn gói
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất chuyên thực hiện các loại hồ sơ môi trường trọn gói cho doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp với nhiều giải pháp phù hợp, tiết kiệm thời gian với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm cũng như năng lực pháp lý xử lý các vấn đề liên quan.
Ngay khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, Hợp Nhất sẽ thu thập các thông tin cần thiết như tên doanh nghiệp, vị trí dự án, ngành nghề hoạt động, quy mô, công suất, tổng số vốn đầu tư, đã đi vào hoạt động hay chưa, đã có hồ sơ môi trường trước đây chưa, có chứa yếu tố nhạy cảm với môi trường hay không, v.v… và tra cứu các điều khoản của Luật để xem xét dự án của doanh nghiệp cần lập hồ sơ môi trường gì, cần tổng hợp, chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan nào, v.v…
Nếu doanh nghiệp đang gặp các vấn đề về lập hồ sơ môi trường doanh nghiệp và cần được giải đáp chính xác, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được các chuyên viên hỗ trợ thật chi tiết nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!