Các dự án không lập ĐTM theo quy định sẽ bị xử phạt ở các mức nào? Hoặc lập ĐTM nhưng có hành vi tự ý thay đổi công suất của công trình xử lý chất thải bị phạt thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về việc xử phạt không lập ĐTM theo quy định hiện nay.
1. Chi tiết về xử phạt không có ĐTM
Đối với báo cáo ĐTM là hồ sơ môi trường quan trọng được chủ đầu tư, cơ sở thực hiện triệu đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều dự án vẫn chưa triển khai lập ĐTM theo đúng quy định không chỉ gây ra những tác động xấu đến môi trường mà còn bị cơ quan Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính.
Theo điểm l, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.
Căn cứ vào Điều 9, Nghị định 55/2021/NĐ-CP, trường hợp báo cáo ĐTM thuộc cơ quan thẩm quyền phê duyệt là UBND cấp Tỉnh, Bộ , cơ quan ngang Bộ nếu vi phạm một trong những trường hợp dưới đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi không phối hợp với UBND cấp xã nơi đã lấy ý kiến trong quá trình lập báo cáo ĐTM để tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp phải tham vấn theo quy định.
- Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết trong trường hợp có thay đổi chủ dự án theo quy định.
- Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập, gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM theo quy định.
- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi:
+ Tự ý đưa các công trình xử lý chất thải vào vận hành thử nghiệm khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Không dùng hoạt động hoặc không giảm công suất của dự án để đảm bảo các công trình xử lý chất thải.
+ Không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng
+ Thực hiện không đúng một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt.
+ Không tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, trừ các trường hợp có sự thay đổi nhưng không phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường.
- Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường.
- Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi không rà soát, cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải trong trường hợp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Từ 60 – 80 triệu đồng
+ Xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.
+ Không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải.
+ Không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải triệu đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án.
+ Xây lắp không đúng quy định công trình xử lý chất thải theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý.
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng
+ Không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
+ Không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
+ Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định.
- Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉnh hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, g, h, i, k và l khoản 1 và các điểm d, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này.
Trên đây là những trường hợp bị xử phạt khi doanh nghiệp không thực hiện đánh giá tác động môi trường đầy đủ, chính xác theo đúng quy định của Nhà nước. Để tránh bị mất tiền cũng như hạn chế, ngăn chặn những tác động xấu từ dự án khi đi vào hoạt động chính thức bạn cần tìm đơn vị có chuyên môn lập đánh giá tác động môi trường, hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để được Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!