Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật BVMT 2020, cuối năm 2024 các dự án đầu tư thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường phải có giấy phép theo quy định. Vậy đến nay doanh nghiệp của bạn đã tìm được đơn vị uy tín trong lĩnh vực này để thực hiện chưa?
1. Giấy phép môi trường là gì?
Theo Khoản 8, Điều 3, Luật BVMT 2020, giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
GPMT là công cụ để cơ quan quản lý kiểm soát, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để kiểm soát, duy trì và BVMT tối ưu. Các thủ tục này còn giúp định hướng phát triển bền vững, lâu dài để doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc BVMT.
Vai trò của giấy phép môi trường là công cụ đảm bảo điều kiện để cơ sở trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường. Ngoài ra, nó còn là biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ ô nhiễm.
2. Quy định mới về làm giấy phép môi trường
Theo Điểm d, Điều 42, Luật BVMT 2020, 7 loại giấy phép môi trường thành phần trước đây được tích hợp lại thành 1 loại giấy phép duy nhất, đó là giấy phép môi trường.
Các loại giấy phép môi trường trước kia bao gồm giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; giấy phép xả thải vào nguồn nước; giấy phép xả khí thải; giấy chứng nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu; giấy phép xử lý CTNH; sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH; phương án BVMT; kế hoạch quản lý môi trường,…
Hồ sơ làm giấy phép môi trường
Theo Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ, trình tự, thủ tục xin giấy phép môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, tùy vào tính chất và quy mô của mỗi dự án, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án, v.v….
3. Dịch vụ làm giấy phép môi trường trọn gói
Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2022 đã đánh dấu nhiều sự thay đổi, trong đó có liên quan đến những quy định mới về cách thức làm GPMT cho doanh nghiệp. Với những điểm mới này đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật, bổ sung thêm các nội dung có liên quan để hỗ trợ cho việc thực hiện GPMT như Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Điều này đòi hỏi các chủ dự án phải nắm rõ chuyên môn, kiến thức pháp lý cũng như am hiểu từng loại hồ sơ môi trường nhất định. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhân sự chuyên môn phụ trách và nắm rõ các quy định của Nhà nước. Để rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện, hầu hết các chủ đầu tư sẽ thuê một đơn vị chuyên môn để phụ trách mảng làm hồ sơ môi trường lý do là vì các công ty môi trường là nơi:
- Tập hợp đội ngũ nhân viên kiến thức chuyên môn;
- Tiếp nhận và tư vấn đúng, đầy đủ thông tin về từng loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện.
- Am hiểu và nắm bắt tốt những thay đổi của Luật BVMT;
- Có nhiều kinh nghiệm thực tế từ việc thực hiện hồ sơ môi trường;
- Định hướng và tư vấn đúng loại hồ sơ doanh nghiệp cần thực hiện;
- Giúp doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục nhanh hơn;
- Chi phí thường trọn gói, ít phát sinh.
- Báo cáo thường xuyên tình trạng của hồ sơ để khách hàng nắm rõ.
- Cập nhật thường xuyên những thay đổi quy định của pháp luật để khách hàng
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thực hiện các loại giấy phép môi trường cho doanh nghiệp với thời gian nhanh chóng, đơn giản và chi phí hợp lý nhất. Quý khách hàng cần hỗ trợ bất kỳ loại hồ sơ nào thì hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!