HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Vì sao hàng loạt cơ sở y tế vi phạm pháp luật?

Quá trình lập HSMT cho các cơ sở y tế rất quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chưa chấp hành đầy đủ và đúng theo quy định của nhà nước. Vì thế hôm nay, dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ điểm qua một vài thông tin và quy định liên quan đến các loại hồ sơ môi trường này.

Các cơ sở y tế bị phạt nhưng vẫn chấp nhận

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu khám, chữa bệnh của con người ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở có quy mô hoạt động nhỏ lẻ hoặc lớn được trang bị đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại nhiều cơ sở y tế mặc dù đã đi vào hoạt động chính thức nhưng vẫn chưa có HSMT đầy đủ. Hoặc nhiều trường hợp hồ sơ quá hạn nhưng vẫn chưa gia hạn đúng theo quy định của pháp luật.

Khám bệnh là hoạt động khá nhạy cảm với môi trường. Bên cạnh việc thu gom và xử lý chất thải ô nhiễm thì các cơ sở phải lập đầy đủ các loại hồ sơ môi trường cần thiết. Chính vì sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm nên hàng loạt cơ sở vi phạm pháp luật với mức phạt hàng chục triệu đồng. Thậm chí có nhiều trường hợp vi phạm từ 2 – 3 lần cũng dần trở thành thói quen.

Tùy theo quy mô và công suất hoạt động, các cơ sở y tế phải lập HSMT tương ứng và trình nộp đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều cơ sở vì không nắm rõ quy định trong lĩnh vực BVMT nên nhiều dự án triển khai nhưng chưa lập đtm, kế hoạch BVMT cùng nhiều loại hồ sơ khác.

Cơ sở y tế vi phạm hồ sơ môi trường
(Hình: Cơ sở y tế vi phạm hồ sơ môi trường)

Ví dụ, căn cứ theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì các dự án chưa có báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 250.000.000 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động 3 – 6 tháng và 6 – 12 tháng đối với cơ sở hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Sau khi bị xử phạt, cơ sở y tế buộc phải có biện pháp quản lý CTR, CTNH, tiếng ồn, độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn nhất định. Và chủ dự án phải thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Một số loại HSMT cần thiết cho cơ sở y tế

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chủ dự án phải có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT. Ngoài ra dự án phải bố trí khu vực chứa chất thải y tế. Giai đoạn này đòi hỏi phải lập 2 loại hồ sơ quan trọng dưới đây:

  • Đánh giá tác động môi trường: thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với dự án từ 100 giường bệnh trở lên.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường: đối với dự án từ 20 đến dưới 100 giường bệnh.

Sau giai đoạn xây dựng, các cơ sở y tế phải tiến hành thực hiện thỏa thuận đấu nối với công suất xả thải hơn 5 m3 và nghiệm thu hệ thống. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để chuẩn bị hồ sơ xả thải vào nguồn nước.

Sau đó, cơ sở y tế bắt buộc phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước. Để đạt được yêu cầu này bắt buộc dự án phải có hệ thống xử lý nước thải và thỏa thuận đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.

Chất thải y tế được xếp vào loại nguy hại và nguy hiểm. Những loại chất thải này chứa nhiều mầm bệnh nếu không có cách xử lý rất dễ làm lây lan dịch bệnh. Đối với cơ sở có phát sinh CTNH lớn hơn 600 kg/năm bắt buộc phải có sổ chủ nguồn thải CTNH.

Giai đoạn sau khi đi vào hoạt động, cơ sở y tế phải hoàn thành các hồ sơ môi trường dưới đây:

  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (báo cáo quan trắc môi trường định kỳ): thực hiện với tần suất 1 lần/năm gửi về Sở TNMT theo dõi và quản lý.
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại: tần suất thực hiện 1 năm/lần với khối lượng chất thải phát sinh dưới 600 kg/năm.
  • Báo cáo tình hình xả thải: cơ sở y tế thực hiện 1 năm/lần theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT.
Công ty môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Quý doanh nghiệp cần tư vấn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!