Kế hoạch vận hành thử nghiệm (VHTN) nhằm mục đích xác định tính hiệu quả của từng công trình BVMT đã lắp đặt hoặc đã sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Chủ dự án phải hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ liên quan và báo cáo kết quả vận hành đến cơ quan chức năng để xác nhận.
1. Vận hành thử nghiệm hệ thống là gì?
Theo Điều 26, Khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020, vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
2. Phải vận VHTN các công trình BVMT nào?
Theo Khoản 1, Điều 46, Luật Bảo vệ môi trường 2020, công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:
- Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
- Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
- Công trình bảo vệ môi trường khác.
Khi nào thì VHTN hệ thống?
Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện VHTN công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Thời gian vận hành thử nghiệm hệ thống
Theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
Thời gian VHTN công trình xử lý chất thải (bao gồm cả thời gian quan trắc chất thải, lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm) do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm thời gian, tần suất quan trắc chất thải theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định tại khoản này. Thời điểm kết thúc VHTN không quá 06 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm và được ghi trong giấy phép môi trường, được quy định như sau:
- Từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thời gian VHTN đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
- Trường hợp phải gia hạn quá trình VHTN, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn nhưng không quá 06 tháng; trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện cải tạo, nâng cấp đối với công trình xử lý chất thải và thực hiện vận hành thử nghiệm theo quy định. Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành thử nghiệm được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.
4. Mức xử phạt không vận hành thử nghiệm hệ thống
Mức xử phạt đối với hành vi không vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư được quy định tại Điều 12, Nghị định 45/2022/NĐ-CP
4.1. Vi phạm về VHTN công trình xử lý chất thải thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp huyện
Theo Khoản 1, Điều 12, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch VHTN công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt động, không giảm công suất của dự án đầu tư hoặc không rà soát các công trình, thiết bị xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không gửi báo cáo kết quả VHTN đối với dự án đầu tư, cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không VHTN hoặc không vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải theo quy định; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không có văn bản thông báo gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc phối hợp với tổ chức không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định; không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án trong trường hợp thuộc đối tượng quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động VHTN công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
4.2. Vi phạm VHTN công trình xử lý chất thải thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp Tỉnh
Theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về VHTN công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch VHTN công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt động, không giảm công suất của dự án đầu tư hoặc không rà soát các công trình, thiết bị xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không gửi báo cáo kết quả VHTN đối với dự án đầu tư, cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành thử nghiệm hoặc không vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải theo quy định; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không có văn bản thông báo gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc phối hợp với tổ chức không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định; không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án trong trường hợp thuộc đối tượng quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
4.3. Vi phạm VHTN công trình xử lý chất thải thuộc thẩm quyền cấp GPMT của Bộ TNMT
Theo Khoản 3, Điều 12, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt động, không giảm công suất của dự án đầu tư, cơ sở hoặc không rà soát các công trình, thiết bị xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá trình VHTN công trình xử lý chất thải;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không gửi báo cáo kết quả VHTN đối với dự án đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không VHTN hoặc không vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải theo quy định; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không có văn bản thông báo gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc phối hợp với tổ chức không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định; không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án trong trường hợp thuộc đối tượng quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động VHTN công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
4.4. Hình thức xử phạt bổ sung
Theo Khoản 4, Điều 12, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hình thức xử phạt bổ sung được quy định như sau:
- Đình chỉ hoạt động vận hành có liên quan đến công trình VHTN của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, đ khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
- Đình chỉ hoạt động vận hành có liên quan đến công trình VHTN của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này.
Trên đây là một số thông tin về việc vận VHTN công trình xử lý chất thải. Quý Doanh nghiệp nên lưu ý và thực hiện theo quy định để tránh bị xử phạt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!