Trong bối cảnh phát triển kinh tế ngày càng gắn liền với các vấn đề môi trường, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Mỗi doanh nghiệp, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, đều có tác động nhất định đến môi trường tự nhiên. Do đó, việc tuân thủ các quy định pháp luật, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm tài nguyên và xử lý chất thải đúng cách chính là cách doanh nghiệp thể hiện vai trò, trách nhiệm xã hội và cam kết phát triển bền vững.

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường
Để đưa doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, doanh nghiệp không thể tách rời công tác bảo vệ môi trường, trong suốt quá trình hoạt động, bao gồm giai đoạn chuẩn bị xây dựng dự án, giai đoạn triển khai thi công dự án và giai đoạn đưa dự án đi vào hoạt động.
1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng dự án
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng dự án bao gồm:
- Lập hồ sơ môi trường đầy đủ: Tùy theo loại hình, quy mô và tính chất của dự án, doanh nghiệp phải lập hồ sơ môi trường như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường hoặc hồ sơ đăng ký môi trường.
- Tham vấn cộng đồng dân cư: Tổ chức lấy ý kiến người dân nơi dự kiến xây dựng dự án, đặc biệt là những hộ dân có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án.
- Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ môi trường: Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ môi trường cho cơ quan chuyên trách (Sở TN&MT, Bộ TN&MT…) để được xem xét, thẩm định và phê duyệt.
- Bố trí quỹ đất và kinh phí cho hạng mục bảo vệ môi trường: Ngay từ bước thiết kế và lập dự toán, doanh nghiệp cần dành diện tích và chi phí để đầu tư công trình bảo vệ môi trường như: hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải…
- Chuẩn bị biện pháp phòng ngừa rủi ro môi trường: Đánh giá trước các rủi ro môi trường có thể xảy ra (tràn dầu, cháy nổ, ô nhiễm…) và xây dựng phương án ứng phó phù hợp.

1.2. Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai thi công, xây dựng dự án bao gồm:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết bảo vệ môi trường: Thực hiện nghiêm túc các nội dung, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã nêu trong báo cáo môi trường đã được phê duyệt.
- Doanh nghiệp xây dựng đầy đủ các hạng mục BVMT như hệ thống thoát nước mưa, HTXLNT tập trung, khu vực lưu trữ chất thải, hệ thống quan trắc nước thải tự động.
- Quản lý chất thải rắn: thu gom và xử lý CTR theo đúng quy định pháp luật.
- Thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương: Cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng về dự án cho chính quyền và người dân xung quanh khu vực triển khai dự án.
- Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ môi trường: Đảm bảo có hệ thống thu gom nước thải tạm thời, kho lưu trữ chất thải nguy hại, khu vực tập kết vật liệu phù hợp… trong thời gian thi công.
- Tổ chức huấn luyện, tập huấn cho công nhân, nhà thầu: Phổ biến kiến thức và quy định về môi trường, an toàn lao động cho toàn bộ nhân sự tham gia thi công.
- Lập biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
- Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị phương tiện, nhân lực để kịp thời xử lý sự cố như tràn dầu, cháy nổ, rò rỉ hóa chất…
- Không khởi công khi chưa hoàn tất các thủ tục môi trường bắt buộc
- Đây là điều kiện pháp lý bắt buộc. Vi phạm có thể bị xử phạt, đình chỉ thi công hoặc thu hồi dự án.
- Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công
- Tổ chức đo đạc, theo dõi các thông số môi trường (bụi, tiếng ồn, nước thải…) theo tần suất được quy định.

1.3. Trong giai đoạn vận hành dự án
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giai đoạn vận hành dự án bao gồm:
Vận hành hệ thống xử lý môi trường đúng quy định
- Đảm bảo các công trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn,… hoạt động hiệu quả theo đúng thiết kế đã được phê duyệt.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì để tránh sự cố gây ô nhiễm.
Giám sát môi trường định kỳ
- Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo tần suất được quy định (thường 3 tháng hoặc 6 tháng/lần).
- Thực hiện bởi đơn vị có chức năng quan trắc được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Lập và nộp báo cáo định kỳ (thường là hàng năm) về tình hình bảo vệ môi trường cho cơ quan quản lý (Sở TN&MT hoặc Phòng TN&MT).
- Gửi kèm kết quả quan trắc, nhật ký vận hành hệ thống xử lý, các biện pháp đã thực hiện.
Quản lý chất thải theo đúng quy định
- Thu gom, phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải (đặc biệt là chất thải nguy hại) đúng quy định.
- Có sổ theo dõi, hợp đồng, chứng từ chất thải đầy đủ.
Đảm bảo phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
- Có phương án ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất, cháy nổ, rò rỉ khí độc,… đã được xây dựng từ trước.
- Tập huấn và diễn tập định kỳ cho nhân sự.
Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan
- Không xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
- Không thay đổi công nghệ, quy mô dự án mà không báo cáo, xin phép cơ quan chức năng.
Hợp tác với cơ quan quản lý khi có kiểm tra, thanh tra
- Cung cấp thông tin, hồ sơ, số liệu trung thực, đầy đủ.
- Thực hiện các yêu cầu khắc phục nếu phát hiện sai phạm.

2. Những lợi ích khi doanh nghiệp bảo vệ môi trường
BVMT giúp doanh nghiệp tăng cường sản phẩm đầu ra ổn định hơn với nguồn tài nguyên chất lượng cao.
Người tiêu dùng ngày càng thông minh và ưu tiên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu tích cực BVMT mang tính gần gần gũi và thân thiện với môi trường hơn. Nhu cầu của người tiêu dùng nhắm đến sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của xã hội về chất lượng và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc BVMT.
BVMT thúc đẩy doanh nghiệp giảm phát thải khí CO2, chất thải, lượng tiêu thụ nước và chất hữu cơ dễ bay hơi.
Nhiều doanh nghiệp đang hướng đến xây dựng thương hiệu “xanh” với nhiều tín hiệu khả quan và tích cực hơn.
3. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm của doanh nghiệp
3.1. Phòng ngừa ô nhiễm
- Xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm để có biện pháp ngăn chặn và sử dụng hệ thống quản lý phù hợp nhất.
- Xác định việc phát thải và chất thải gây ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro sức khỏe với biện pháp giảm thiểu thực tế.
- Tránh sử dụng hóa chất như chất phá hủy tầng ozon, chất gây ô nhiễm, hóa chất, thuốc trừ sâu, hóa chất gây ung thư,…
3.2. Sử dụng tài nguyên bền vững
- Tăng cường sử dụng tài nguyên tái tạo với quy mô, khối lượng tiêu thụ và sản xuất hợp lý.
- Tăng cường sử dụng tài nguyên bền vững, sạch như điện, nhiên liệu nguyên liệu thô thân thiện với môi trường hơn.
3.3. Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu do nguồn cacbon dioxit, metan, nito oxit lớn vì thế doanh nghiệp phải có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính.
- Doanh nghiệp cần xác định, báo cáo về phát thải cũng như áp dụng biện pháp kiểm soát tối ưu.
- Doanh nghiệp phải có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải đúng cách.
- Doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng cũng như nâng cao năng lực thích ứng đối với môi trường.
3.4. Bảo vệ sự đa dạng sinh học và khắc phục môi trường tự nhiên
- Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ và khôi phục môi trường sống tự nhiên như điều hòa khí hậu, hình thành khu vực đất trồng có thể tái tạo được.
- Doanh nghiệp cần xác định giá trị và khôi phục hệ sinh thái, sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên một cách bề vững hơn.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thực hiện các loại giấy phép môi trường cho doanh nghiệp với thời gian nhanh chóng, đơn giản và chi phí hợp lý nhất. Quý khách hàng cần hỗ trợ bất kỳ loại hồ sơ nào thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!