Ngoài việc đấu nối, việc tách đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp với dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…là điều bắt buộc với doanh nghiệp. Vì thế đấu nối hay tách đấu nối phải thực hiện theo quy định, thủ tục hồ sơ như thế nào?
Để tìm hiểu về thủ tục này hãy tìm hiểu qua bài viết hôm nay của hosomoitruong.com.vn!
Đấu nối với hệ thống XLNT khu công nghiệp
Quy định
Hiện nay, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ muốn hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bắt buộc đấu nối vào HTXLNT tập trung của chủ đầu tư KCN. Quy định này mang tính bắt buộc để các cơ sở xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
Căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP thì việc đấu nối nước thải với mục đích thu gom toàn bộ nước thải, hạn chế ô nhiễm môi trường, xây dựng và tăng cường bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Tại vị trí đấu nối cần bố trí hộp đấu nối để đảm bảo tính ổn định, an toàn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng khi cần thiết nhằm tránh hiện tượng rò rỉ nước thải.
Thủ tục hồ sơ
Đối với các nguồn phát sinh nước thải phải được xử lý sơ bộ phù hợp với quy định trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, KCNC. Các dự án phải có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đấu nối với hệ thống thu gom tại HTXLNT đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Chỉ một số dự án miễn trừ đấu nối thì không cần làm thủ tục hồ sơ đăng ký.
Trong văn bản thỏa thuận đấu nối giữa chủ cơ sở với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN phải đảm bảo không vượt quá điều kiện tiếp nhận của HTXLNT tập trung như trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Mới đây, Bộ TNMT quy định từ ngày 01/01/2020 thì những dự án đầu tư mới vào KCN nếu phù hợp với khả năng nguồn tiếp nhận phải thực hiện đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN.
Chất lượng và khối lượng nước thải cho từng đối tượng dự án đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung phải nằm trong giới hạn của số liệu thiết kế bên trong hệ thống XLNT. Các yếu tố này cần được giám sát tại điểm đấu nối vào mạng lưới thu gom, ngăn tiếp nhận của HTXLNT tập trung.
Việc tách đấu nối nước thải tại KCN, KCNC
Tách đấu nối nước thải tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao căn cứ vào những quy định như Luật BVMT 2014, Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 35/2015/TT-BTNMT.
Việc tách đấu nối sẽ dựa vào các phương án như lượng nước thải phát sinh (thành phần, tính chất), xác định nguyên nhân việc tách đấu nối, mô tả phương án XLNT (công suất, công nghệ XLNT, vị trí, điểm xả thải nguồn tiếp nhận, chương trình quan trắc chất lượng sau xử lý) và xác định chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Theo đó các chủ cơ sở, kinh doanh, dịch vụ và chủ đầu tư phải thống nhất về việc báo cáo giải pháp tách đấu nối trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao để tự xử lý đến UBND cấp tỉnh. Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và đánh giá báo cáo giải pháp trước khi thông báo kết quả thẩm định đến chủ đầu tư.
Để tách đấu nối, chủ đầu tư và chủ dự án phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị báo cáo giải pháp tách đấu nối (Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT) cùng biên bản thỏa thuận.
Trường hợp miễn trừ đấu nối nếu đạt các điều kiện như nguồn tiếp nhận với chất lượng nước thải đạt yêu cầu nên việc đấu nối sẽ tạo ra gánh nặng kinh tế cho các cơ sở hoặc trên địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!