Hiện nay mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt và nước dưới đất thực hiện theo Thông tư 26/2012/TT-BTNMT quy định về quy chuẩn quốc gia quan trắc thủy văn nhưng còn nhiều bất cập. Do đó Dự thảo Thông tư mới về kỹ thuật quan trắc, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước giúp cho các cá nhân, tổ chức chủ động và linh hoạt hơn trong việc quản lý nguồn nước.
Thông tư và những vấn đề cơ bản
- Đối với kỹ thuật quan trắc áp dụng với nước mặt, nhiệt độ, lưu lượng, chất lơ lửng và chất lượng nước mặt.
- Đối với kỹ thuật quan trắc nước dưới đất gồm mực nước, nhiệt độ, lưu lượng, chất lượng và bơm thông rửa công trình quan trắc.
- Đối với dự báo tài nguyên nước: dự báo mực nước, tổng lượng nước, mực nước khai thác, xu thế ô nhiễm, xâm nhập mặn, nguy cơ cạn kiệt, cảnh báo khả năng tiếp nhận nước thải, cảnh báo nguy cơ cạn kiệt tầng chứa nước, mức độ suy giảm mực nước, cảnh bảo khả năng đáp ứng chất lượng nguồn nước cho mục đích khai thác sử dụng.
Yếu tố cần quan trắc tài nguyên nước
Đối với nước mặt
- Mực nước, lưu lượng, nhiệt độ, lượng chất rắn lơ lửng.
- Thông số quan trắc nước mặt tại hiện trường gồm pH, nhiệt độ, DO, độ dẫn điện.
- Thông số quan trắc tại phòng thí nghiệm: dựa vào mục tiêu phân tích chất lượng nước, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu từ cơ quan nhà nước dựa theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật quan trắc và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường (phụ lục 2.2).
Đối với nước dưới đất
- Mực nước, lưu lượng, nhiệt độ.
- Thông số quan trắc tại hiện trường: pH, DO, độ dẫn điện, ORP.
- Thông số quan trắc tại phòng thí nghiệm: dựa vào mục tiêu phân tích chất lượng nước, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu từ cơ quan nhà nước dựa theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật quan trắc và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường (phụ lục 2.3).
Vị trí quan trắc
- Đảm bảo các yêu cầu về thông số đo đạc như mực nước, lưu lượng, nhiệt độ, chất lượng nước và chiều sâu công trình.
Chế độ, tần suất đo
Đối với nước mặt
- Quan trắc trong vùng không ảnh hưởng thủy triều: mùa cạn (tối thiểu 2 lần/ngày vào các giờ tròn 7, 19h) và mùa lũ (tối thiểu 4 lần/ngày vào các giờ tròn 1, 7, 13, 19).
- Quan trắc trong vùng ảnh hưởng từ thủy triều: mùa cạn (tối thiểu 4 lần/ngày vào các giờ 1, 7, 13, 19h) và mùa lũ (tối thiểu 8 lần/ngày vào các giờ 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22h).
- Quan trắc tự động ghi dữ liệu 1 lần/giờ, truyền dữ liệu 1 lần/ngày và kiểm tra 2 lần/tháng (vào giữa tháng).
- Quan trắc nhiệt độ nước mặt tối thiểu 1 lần/tháng và tiến hành đồng thời với thời điểm lấy mẫu nước sông.
Đối với nước dưới đất
- Quan trắc mực nước tại khu vực ảnh hưởng của thủy triều mỗi ngày 12 lần.
- Quan trắc bán tự động.
- Quan trắc tự động nước dưới đất ghi dữ liệu 1 lần/giờ, truyền dữ liệu 1 lần/ngày và kiểm tra 2 lần/tháng (vào giữa tháng).
- Quan trắc lưu lượng, nhiệt độ nước dưới đất.
- Phân tích chất lượng nước dưới đất tại phòng thí nghiệm tối thiểu 2 lần/năm vào mùa khô và mùa mưa.
Kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước quy định ra sao?
Đối với mực nước ngầm và nước mặt thì kỹ thuật quan trắc bao gồm các hoạt động dưới đây:
- Quan trắc mực nước nước tiến hành theo nguyên tắc thủ công, bán tự động, tự động.
- Quan trắc nhiệt độ nước.
- Quan trắc lưu lượng, hàm lượng chất rắn lơ lửng.
- Quan trắc chất lượng nước tại hiện trường.
- Lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản đối với Dự thảo liên quan đến tài nguyên nước về hoạt động quan trắc. Nếu như bạn cần tư vấn và hỗ trợ trong việc quan trắc môi trường định kỳ và lập báo cáo quan trắc cho doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn thông tin chi tiết hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!