Luật BVMT 2020 là quy định mới cần được xem xét, đánh giá, chỉnh sửa và điều chỉnh nhiều lần. Nhằm hoàn thiện tính pháp lý và yêu cầu ứng dụng của Luật cho nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau thì Dự thảo Thông tư, Nghị định được Bộ TNMT triển khai xây dựng thành nhiều nội dung mới.
Nhằm bổ sung thêm quy định mới mang tính khắt khe, hạn chế phát sinh những khó khăn, vướng mắc nên Thông tư hướng dẫn Luật BVMT đảm bảo xây dựng thể chế môi trường hiện hành phù hợp với thực tiễn.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật BVMT 2020
Thông tư hướng dẫn Luật BVMT 2020 được cân nhắc sẽ đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế, tính hợp lý, nâng cao tính minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn. Cũng như Luật BVMT, Thông tư này cũng có khả năng giảm thủ tục hành chính, cắt giảm hình thức, phương thức quản lý tốn kém, mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Bộ TNMT sẽ tiến hành soạn thảo thông tin một cách đầy đủ, chính xác, chi tiết và mang tính khả thi nhằm đảm bảo sự phù hợp, tính thống nhất với nhiều văn bản luật khác. Với những hướng dẫn cụ thể như vậy nên Thông tư mới sẽ tạo thuận lợi, dễ dàng hơn cho chủ đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và chuyển đổi số.
Được biết, dự thảo Thông tư gồm 7 chương quy định chi tiết các thành phần môi trường, quy hoạch, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, quan trắc môi trường, phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường, chi trả dịch vụ hệ sinh thái, đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam và kiểm tra tính chấp hành thi hành luật BVMT.
Bộ TNMT cũng tiến hành tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, Sở TNMT để thống nhất các quy định đảm bảo không bị chồng chéo, không tạo ra khó khăn, vướng mắc để Dự thảo được hoàn thiện hơn.
Dự thảo Nghị định thi hành
Ngoài Thông tư, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT sẽ bao gồm 14 chương quy định đến các thành phần môi trường (nước, không khí, đất, tài nguyên thiên nhiên).
Trong đó sẽ quy định chặt chẽ hơn về phân vùng môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cải tạo phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, bảo vệ môi trường chất ô nhiễm khó phân hủy,…
Theo đó, Nghị định cũng sẽ quy định rõ về công tác quản lý CTR sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại, quản lý bụi, khí thải và kỹ thuật môi trường. Dự thảo Nghị định còn quy định riêng về quan trắc, cơ sở dữ liệu, phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường, công cụ kinh tế nguồn lực BVMT, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra môi trường.
Dự thảo Nghị định sẽ quy định thêm nội dung, hình thức tham vấn cần điều chỉnh theo Luật BVMT 2020, tham vấn ĐTM để cấp giấy phép môi trường đồng nhất với đối tượng. Những quy định mới sẽ tăng khả năng thực hiện ĐTM của doanh nghiệp cũng như nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng xây dựng tiêu chí phân loại dự án đầu tư, trường hợp lập lại ĐTM với đối tượng nào giữ nguyên hoặc thay đổi/loại bỏ như Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!