Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Thành phần ô nhiễm trong nước ngầm

Chất lượng nước ngầm hiện nay không đảm bảo chất lượng vì sự xuất hiện nhiều thành phần độc hại. Người ta tìm thấy nồng độ một số kim loại như sắt, đồng, mangan trong nước cao.

Chất thải công nghiệp, nông nghiệp, đô thị hay xử lý không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến các chất bị rò rỉ, xâm nhập vào hệ thống nước ngầm.  Đồng thời, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón không chỉ đưa vi khuẩn vào nước mà chúng còn ngấm từ từ qua lớp đất và kết thúc ở tầng chứa nước trong lòng đất.

Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng cần nắm rõ các thành phần ô nhiễm, độc hại xuất hiện phổ biến trong nước ngầm để có biện pháp xử lý hiệu quả hơn.

Các đặc tính ô nhiễm vật lý thường gặp ở nước ngầm

  • Độ đục: chủ yếu chất lơ lửng như đất sét, phù sa, hạt mịn, sinh vật phù du, sinh vật nhỏ. Theo lượng mưa, độ đục có sự thay đổi lớn chứng tỏ bạn đang đối mặt với dấu hiệu ô nhiễm nước.
  • Màu sắc: chứa nhiều kim loại như đồng, sắt, mangan, thực vật, chất hữu cơ hòa tan hoặc các sản phẩm khử trùng dư thừa. Màu sắc của nước ngầm mặc dù không lo ngại đến sức khỏe nhưng lại không có tính thẩm mỹ cao.
  • Nồng độ pH: mang tính kiềm hoặc axit. pH thường gây ra vị đắng, làm đóng cặn, giảm hiệu quả khử trùng clo, ăn mòn hoặc hòa tan kim loại trong nước.
  • Mùi: cho thấy dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp hoặc nguồn gốc tự nhiên.

Thành phần ô nhiễm trong nước ngầm

Xem thêm bài viết về giấy phép khai thác nước mặt – nước ngầm!

Một số chất ô nhiễm trong nước ngầm

Các chất ô nhiễm vô cơ

  • Nhôm: làm tăng độ đục hoặc mất màu nước có thể kết tủa loại bỏ ra khỏi nước.
  • Thạch tín: từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính, gan, thận, gây ung thư.
  • Cadmium: tìm thấy trong than, dầu mỏ hòa tan vào nước ngầm hoặc từ nước thải công nghiệp, xi mạ. Chúng gây tổn thương gan, thận, thiếu máu, gây độc đối với hệ sinh thái.
  • Clorua: do nước mặn xâm nhập, chất khoáng bị hòa tan làm hư hỏng đường ống dẫn nước, thiết bị, gây ô nhiễm thứ cấp, mùi.
  • Đồng: từ ngành xi mạ, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, khai thác mỏ, khoáng sản. Chúng gây mùi, gây ố vàng quần áo nếu sử dụng lâu dài. Chứa nhiều nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến hệ thực vật.
  • Xyanua: thường xuất hiện trong mạ điện, gia công thép, chất dẻo, phân bón. Nó gây ngộ độc, tổn thương gan và não.
  • Chất rắn hòa tan: từ nước rỉ rác ảnh hưởng đến khả năng của nguồn tiếp nhận. Ở nồng độ cao, nó làm giảm tuổi thọ của các thiết bị lọc nước.
  • Florua: chất phụ gia sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thường gây các bệnh về xương khớp hoặc ố vàng.
  • Clorua: nồng độ natri trong nước cao do xâm nhập mặn, chất khoáng bị hòa tan. Nó dễ làm hư hỏng đường ống nước, thiết bị cấp nước, ô nhiễm thứ cấp và gây ra mùi vị lạ trong nước.

Một số thành phần chất hữu cơ nhiễm khác

  • Độ cứng: chủ yếu do kết tủa kim loại với nồng độ canxi cacbonat cao có nguồn gốc từ đá vôi, chất thải mỏ. Nguyên nhân gây cáu cặn các bình đun nước nóng hoặc nồi hơi áp suất thấp.
  • Chì, mangan, thủy ngân, niken, kẽm: xuất hiện từ công nghiệp, khai thác đá, thuốc trừ sâu, đốt nhiên liệu hóa thạch, mạ điện, thép không gỉ. Chúng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, thay đổi mùi vị của nước, gây độc với động, thực vật ở mức độ cao, nặng hơn gây ung thư, rối loạn hệ thần kinh.
  • Sunfat: do nước mặn xâm nhập, hòa tan khoáng chất, chất thải sinh hoạt/công nghiệp làm thay đổi mùi vị của nước.
  • Nitrat/nitrit: xảy ra trong mỏ khoáng sản, phân bón, nước thải, chất thải con người hoặc chăn nuôi. Cả nitrat/nitrit đều có độc tính cao, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.

Các chất ô nhiễm hữu cơ và VSV

  • Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): phát sinh trong quá trình sản xuất nhựa, thuốc nhuộm, mực, sơn, chất bảo quản, chất tẩy rửa, dung môi,… gây ung thư, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, kích ứng, tổn thương hệ thần kinh, hô hấp.
  • Thuốc trừ sâu: xuất hiện nhiều trong nông nghiệp gây ngộ độc, nhức đầu, tê mỏi, suy nhược, ung thư, phá hủy hệ thần kinh, tuyến giáp, gan, thận.
  • Các chất dẻo, dung môi clo hóa, dioxin: có nhiều trong chất khử trùng, thuốc trừ sau, chất làm dẻo xâm nhập vào môi trường vì xử lý không đúng cách, bể chứa bị rò rỉ. Dẫn đến bệnh ung thư, hệ thần kinh, sinh sản, thận, dạ dày, gan.
  • Vi khuẩn Coliform: xảy ra trong tự nhiên, môi trường đất, ruột động vật với nhiều vi khuẩn gây bệnh, vi rút, ký sinh trùng. Chúng thường gây các bệnh như tả, sốt thương hàn, kiết lỵ, viêm gan truyền nhiễm.

Quý KH cần tư vấn giải pháp xử lý hay các hồ sơ môi trường liên quan thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!