HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Thẩm định báo cáo ĐTM theo Thông tư 25

Khi lập báo cáo đtm của dự án, ngoài các vấn đề viết nội dung báo cáo trình lên cơ quan thẩm định, chủ dự án thường không hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định.

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến hội đồng thẩm định báo cáo đtm thông qua những quy định trong Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc nào?

Để báo cáo ĐTM được phê duyệt, vai trò và trách nhiệm của hội đồng thẩm định rất quan trọng. Vậy nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định bao gồm:

  • Tư vấn đến cơ quan thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
  • Các buổi họp chính thức phải thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định với chủ dự án.
  • Và phiên họp chính chỉ diễn ra khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như phải có sự tham gia của 2/3 số lượng thành viên (buộc phải có chủ tịch/phó chủ tịch), ủy viên thư ký và ít nhất 1 ủy viên phản biện; có sự tham gia trực tiếp của chủ dự án và phải hoàn thành việc nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM.
  • Tổ chức lấy ý kiến của Sở TNMT có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của dự án.
  • Các ủy viên hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, chuyên gia chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá đối với nội dung ĐTM theo quy định.
  • Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định gồm thông qua mà không cần chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua (khi 1/3 thành viên hội đồng thẩm định không thông qua) và thông qua phải chỉnh sửa, bổ sung.

Nguyên tắc khi lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức

Đối với dự án lập lại báo cáo ĐTM

  • Cơ quan lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM hoặc trong trường hợp khác có thể lấy ý kiến cơ quan, tổ chức khác trong điều kiện không quá 4.
  • Và chuyên gia lấy ý kiến cũng đã từng tham gia hội đồng thẩm định, hoặc trong trường hợp khác lấy ý kiến chuyên gia khác trong điều kiện không quá 3 người.

Đối với báo cáo nằm trong KCN

  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ thì các cơ quan, tổ chức, chuyên gia lấy ý kiến không vượt quá 7 người gồm Sở TNMT, Ban quản lý KCN tỉnh cùng một số bộ, ngành có liên quan khác.
  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì các cơ quan, tổ chức, chuyên gia lấy ý kiến không vượt quá 7 người gồm Sở TNMT, Ban quản lý KCN tỉnh cùng một số bộ, ngành có liên quan khác.

Đối với dự án có kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất

  • Cơ quan, tổ chức lấy ý kiến phải liên quan đến dự án và không vượt quá 4 cơ quan, tổ chức.
  • Chuyên gia phải có chuyên môn phù hợp với dự án với tổng số không vượt quá 3.

Trách nhiệm của hội đồng thẩm định

  • Đánh giá, xem xét tính phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch, quy định pháp luật về BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
  • Đánh giá sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường.
  • Đánh giá sự phù hợp trong việc chọn lựa công nghệ sản xuất, hạng mục công trình và các hoạt động có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Đánh giá nguồn thải, quy mô, tính chất, nồng độ, mức độ ô nhiễm cùng những tác động đến dự án, đến sức khỏe cộng đồng để dự báo những rủi ro, sự cố môi trường.
  • Đánh giá lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của dự án.
  • Đánh giá sự phù hợp của các phương án thu gom, quản lý chất thải, công nghệ XLNT, khí thải, phương án quản lý và xử lý CTR, CTNH; phương án cải tạo, phục hồi môi trường, biện pháp giảm thiểu tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
  • Đánh giá chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp KH hiểu rõ cơ chế và trách nhiệm của Hội đồng thẩm định. Để hiểu rõ hơn về đánh giá tác động môi trường cũng như muốn tư vấn thêm các dịch vụ khác như xin giấy phép xả thải vào nguồn nước, báo cáo quan trắc, sổ chủ nguồn thải,… thì Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!