Cùng với các ngành công nghiệp khác, việc xây dựng các nhà máy thủy điện làm thay đổi hình ảnh môi trường, giảm chất lượng và tăng nguy cơ suy thoái nếu không được quản lý và kiểm soát đúng cách.
Vì mang lại những tiêu cực nên phải lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện nhằm đảm bảo dự phát triển dài lâu và bền vững của dự án. Được thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lý của Nhà nước, báo cáo ĐTM sẽ giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá, ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước cũng như đánh giá chất lượng dự án có phù hợp với từng khu vực hay không.
Đối tượng lập ĐTM nhà máy thủy điện
Việc xây dựng nhà máy thủy điện gây ra hàng loạt tiêu cực như phá rừng, giảm năng suất canh tác nông nghiệp, phá vỡ cân bằng sinh học, hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường. Với những tác động nêu trên, việc xây dựng các dự án thủy điện tác động rất lớn đến môi trường xung quanh. Vì thế mà việc lập ĐTM là điều kiện cần thiết để đề xuất phương án giải quyết những tiêu cực và giúp cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát thuận lợi hơn.
Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện có công suất từ 2 MW trở lên. Hoặc tất cả các dự án thủy điện chuyển nước sang lưu vực khác.
Đối với các dự án thuộc một trong những trường hợp dưới đây phải lập lại ĐTM:
- Áp dụng với dự án không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
- Dự án thay đổi địa điểm hoạt động so với phương án trong nội dung báo cáo ĐTM.
- Khi dự án có nhu cầu tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường.
Quy trình lập ĐTM nhà máy thủy điện
- Tiếp nhận yêu cầu, thu thập, tỏng hợp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án.
- Lấy mẫu phân tích, xác định nguồn thải tác động và đề xuất biện pháp xử lý.
- Tổ chức tham vấn UBND cấp xã nơi dự án tác động đến cộng đồng, tổ chức chịu tác động trực tiếp.
- Đơn vị tư vấn viết báo cáo hoàn chỉnh, kiểm tra và gửi khách hàng xem xét.
- Chờ lấy ý kiến từ hội đồng thẩm định, các chuyên gia và xây dựng chương trình báo cáo giám sát.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện, in ấn và đưa khách hàng ký nộp lên cơ quan thẩm định.
- Chủ dự án nhận báo cáo ĐTM thủy điện sau khi được cơ quan phê duyệt.
Thủ tục phê duyệt báo cáo ĐTM thủy điện
- Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở TNMT.
- Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp để viết phiếu nhận hồ sơ cập nhật vào file theo dõi.
- Chi cục bảo vệ môi trường tiếp nhận, tham mưu, giải quyết để xem xét tính hợp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Sở TNMT thông báo và hướng dẫn bằng văn bản để chủ dự án hoàn thiện.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, khi nhận đủ hồ sơ đầy đủ thì Sở TNMT trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo. Hội đồng thẩm định ít nhất có 7 thành viên.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi quyết định thành lập Hội đồng thẩm định thì Sở TNMT gửi giấy mời, thông báo nộp phí đối với chủ dự án để tổ chức và hoàn thành việc thẩm định báo cáo.
Các trường hợp phê duyệt
- Nếu báo cáo được thông qua mà không cần chỉnh sửa, bổ sung thì trong thời hạn 2 ngày làm việc thì Sở TNMT trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Nếu báo cáo thông qua mà phải chỉnh sửa, bổ sung thì trong 30 ngày làm việc kể từ khi có thông báo kết quả thẩm định thì chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định.
- Trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM đã chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện thì Sở TNMT hoàn tất hồ sơ trình lên UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Sau đó, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Trong 2 ngày làm việc, Sở TNMT xác nhận vào trang phụ bìa và gửi quyết định phê duyệt kèm quyển báo cáo ĐTM cho tổ chức, cá nhân liên quan.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan hoặc tháo gỡ các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất cam kết xử lý vấn đề một cách đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!